Thế giới

ADB: Thế giới phải đối mặt với những thách thức to lớn về hỗ trợ vốn

ClockChủ Nhật, 10/09/2023 18:05
TTH.VN - Châu Á và phần còn lại của thế giới phải đối mặt với những thách thức “to lớn” và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phải hợp tác với các bên liên quan để giải quyết những vấn đề còn tồn tại, lãnh đạo ngân hàng phát biểu với phóng viên CNBC cho hay.

ADB: Những công nghệ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạchKhủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng làm suy yếu tiến trình giảm nghèoADB dự báo các nền kinh tế Thái Bình Dương sẽ tiếp tục phục hồiADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á – Thái Bình DươngTrao quyền kinh tế cho phụ nữ có sự cải thiện, nhưng khoảng cách giới vẫn tồn tại

Lãnh đạo ADB nhấn mạnh sự cần thiết của ngân hàng trong việc tăng cường khả năng cho vay để giúp các quốc gia đạt được các mục tiêu về khí hậu. Ảnh minh hoạ: ADB/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

“Thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt ở khu vực này cũng như trên toàn cầu là rất lớn, bao gồm cả biến đổi khí hậu, đại dịch và thiên tại”, Giám đốc Ngân hàng ADB Tomoyuki Kimura cho biết.

Ông giải thích, hậu COVID-19, nhiều nước phải vay thêm tiền. Vì vậy, đây là hạn chế để các quốc gia phải gánh thêm nợ cho sự phát triển bền vững, cũng như đối phó với biến đổi khí hậu của các nước.

Trước tình hình này, các ngân hàng phát triển đa phương “có thể và phải có hành động táo bạo để giúp giải quyết các thách thức”.

Trong đó, ADB rất hoan nghênh những nỗ lực của tất cả các bên nhằm đảm bảo các ngân hàng phát triển đa phương được trang bị tốt để đóng vai trò quan trọng này. Đồng thời, ADB cũng hoan nghênh sự ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo Ấn Độ đối với tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương.

Ngoài ra, lãnh đạo ADB cũng nhấn mạnh sự cần thiết của ngân hàng trong việc tăng cường khả năng cho vay để giúp các quốc gia đạt được các mục tiêu về khí hậu. Cùng với đó, ông Tomoyuki Kimura vẫn nhấn mạnh rằng các nước cần phải làm nhiều hơn nữa. Trong đó, trước hết cần tăng cường khả năng cho vay. Nhưng đồng thời cũng phải nỗ lực hơn để huy động thêm nguồn tiền từ khu vực tư nhân.

Trong một diễn biến có liên quan, theo Ngân hàng Thế giới (WB), mỗi năm, các quốc gia đang phát triển cần hơn 1 nghìn tỷ USD để đạt được những bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi khí hậu.

Để hỗ trợ các mục tiêu tài trợ khí hậu, ông Tomoyuki Kimura kêu gọi phát triển các nỗ lực khẩn cấp, giảm thiểu rủi ro cho các dự án và nhấn mạnh vai trò của ngân hàng trong việc giúp các quốc gia huy động nguồn lực trong nước.

Ông Tomoyuki Kimura cho biết: “Chúng ta cần đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề nợ tổng thể”, đồng thời nhấn mạnh rằng nhiều quốc gia đã gánh nhiều nợ hơn sau đại dịch.

Cụ thể, vào tháng 7 vừa qua, Liên Hiệp quốc cảnh báo rằng nợ công toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục khổng lồ 92 nghìn tỷ USD vào năm 2022.

Có thể nói với tình hình này, đây là hạn chế để các nước có thể gánh thêm nợ cho sự phát triển bền vững và biến đổi khí hậu của họ.

Được biết, hiện ADB đang nghiên cứu khuôn khổ về an toàn vốn. Nếu được phê duyệt, khuôn khổ này có thể mang lại “sự gia tăng đáng kể về khả năng cho vay trong thập kỷ tới và hơn thế nữa”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già

Theo Báo cáo chính sách phát triển châu Á vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tại Hội nghị thường niên ADB lần thứ 57 đang diễn ra tại Gruzia, các nước châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển chưa được chuẩn bị kỹ để đảm bảo phúc lợi cho dân số đang già đi nhanh chóng. Thực tế, tỷ lệ người già trong khu vực đang ngày càng tăng và phải đối mặt với nhiều thách thức, từ mức lương hưu thấp, các vấn đề sức khỏe, cho đến sự cô lập xã hội và khả năng tiếp cận hạn chế với các dịch vụ thiết yếu.

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già
Return to top