Thế giới
VIỆN NGHIÊN CỨU HÒA BÌNH QUỐC TẾ STOCKHOLM (SIPRI):

Xây dựng hòa bình, ngăn chặn chiến tranh giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực

ClockThứ Năm, 28/09/2023 12:07
TTH - Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), an ninh lương thực toàn cầu đã trở thành một vấn đề lớn, gắn liền với các cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine, Somalia, Syria và nhiều nơi khác. Hơn bao giờ hết, cần có hành động khẩn cấp để củng cố hòa bình, củng cố nền kinh tế nông nghiệp toàn cầu và đảm bảo sản phẩm dinh dưỡng có giá thấp hơn cho mọi người dân, báo cáo mới của SIPRI nhấn mạnh.

Khả năng xảy ra hạn hán thảm khốc cao gấp 100 lần do biến đổi khí hậuASEAN: Thiết lập chính sách nghề cá chung để tăng cường an ninh lương thựcCần chính sách “Chuyển đổi Công bằng” để tạo ra 20 triệu việc làm xanh

Theo SIPRI, chương trình an ninh lương thực cần phải vượt ra ngoài phạm vi hỗ trợ nhân đạo, mà còn phải bao gồm xây dựng hòa bình và ngăn ngừa xung đột. Ảnh minh họa: iStock 

Thực tế, mất an ninh lương thực là một thảm kịch nhân đạo kinh hoàng. Theo Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), số trẻ em, phụ nữ và nam giới phải đối mặt với nạn đói hiện đã tăng lên mức cao nhất trong gần 2 thập kỷ.

WFP ước tính có tới 349 triệu người bị đói trầm trọng vào đầu năm nay. Con số này có thể lên tới 600 triệu người vào cuối thập kỷ này. Xung đột và di dời hàng loạt đã dẫn đến nạn đói, suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong ở châu Phi, châu Á, Nam và Trung Mỹ.

 Xung đột Ukraine cũng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khi dẫn tới tình trạng thiếu hụt ngũ cốc và đẩy giá nhiều loại ngũ cốc lên cao, trong khi người nông dân tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn vì khan hiếm phân bón.

Ngay cả ở các nước giàu có hơn, tình trạng mất an ninh lương thực vẫn tồn tại và cần được giải quyết. Thực phẩm tốt, lành mạnh, bổ dưỡng cần được cung cấp sẵn và quảng bá tới người dân. Một chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với tập thể dục, sẽ làm giảm mức độ béo phì trong xã hội, tăng năng suất và giảm bớt nhu cầu đối với các dịch vụ y tế quá tải.

Thế giới có thể làm gì?

Trước thực tế đó, Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) Qu Dongyu cho rằng, các nước cần hợp tác hướng tới mục tiêu “sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn” cho người dân.

Theo SIPRI, mặc dù tổng ngân sách cho viện trợ nhân đạo đã tăng lên nhưng để hiệu quả hơn, "chương trình an ninh lương thực cần phải vượt ra ngoài phạm vi hỗ trợ nhân đạo, mà còn phải bao gồm thích ứng với khí hậu, phát triển, xây dựng hòa bình và ngăn ngừa xung đột”.

Bà Simone Bunse, nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI cho biết: “Xây dựng hòa bình thường bị bỏ qua và hiếm khi là mục tiêu rõ ràng của các chương trình nhân đạo”. Theo bà, “các can thiệp về an ninh lương thực không thể chỉ là cung cấp thực phẩm; họ cần tham gia hỗ trợ hòa bình và giúp cộng đồng trở nên kiên cường, an toàn và bền vững hơn - và do đó ít bị tổn thương hơn trước tình trạng mất an ninh lương thực trong tương lai”.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rủi ro trên công trường xây dựng

Hình ảnh nhiều thợ xây cheo leo trên giàn giáo để làm việc mà không có đồ bảo hộ lao động vẫn diễn ra tại nhiều công trình xây dựng. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động và những hậu quả khó lường.

Rủi ro trên công trường xây dựng
Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách: Cùng vào cuộc

Mặc dù môi trường du lịch Huế ngày càng được cải thiện nhưng thi thoảng những vụ việc “chặt chém” khách về giá lại làm cho du lịch Huế “mang tiếng xấu”. Tuyên truyền và có chế tài xử phạt là điều cần làm, nhưng để hiệu quả, cần sự phối hợp vào cuộc của các cấp, ngành, chính quyền địa phương và mỗi một người dân, du khách.

Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách Cùng vào cuộc
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới
Xây dựng trường mầm non hạnh phúc

Ngày 18/10, tại Trường mầm non I, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị chuyên đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc – Lấy trẻ làm trung tâm”.

Xây dựng trường mầm non hạnh phúc
Return to top