Thế giới

Nhà máy thuốc lá cuối cùng ở Pháp đóng cửa

ClockThứ Năm, 28/09/2023 10:41
TTH.VN - Nhà máy sản xuất thuốc lá cuối cùng còn sót lại ở Pháp - nơi hút thuốc từng là một phần văn hóa như thưởng thức cà phê và rượu vang - sẽ đóng cửa vào cuối năm nay, hãng tin AFP dẫn lời chủ sở hữu nhà máy cho biết hôm qua (27/9).

Mỹ cảnh báo y tế với hơn 2,5 triệu học sinh hút thuốc lá điện tửMalaysia sắp ban hành luật cấm hút thuốc đối với người sinh từ năm 2005 về sauHút thuốc lá giết chết nhiều người hơn cả đại dịch COVID-19WHO: 44 triệu trẻ em từ 13-15 tuổi trên thế giới đang hút thuốc lá

Nhà máy thuốc lá Corse des Tabacs (Macotab) ở Pháp sẽ đóng cửa vào cuối năm nay. Ảnh: 

Nằm trên đảo Corsica ở Địa Trung Hải, nhà sản xuất Corse des Tabacs (Macotab) chuyên sản xuất thuốc lá theo hợp đồng với hãng thuốc lá lớn nhất thế giới Philip Morris. Được biết gần đây, Philip Morris đã phát đi tín hiệu sẽ sớm chấm dứt hợp đồng sản xuất với Macotab.

Theo chủ sở hữu nhà máy - công ty thuốc lá SEITA, vốn là công ty độc quyền trước đây của Pháp, thuốc lá lậu là một trong những nguyên làm sụt giảm doanh số bán hàng hợp pháp của nhà máy. Hiện chỉ có khoảng 30 nhân viên làm việc tại cơ sở này, giảm so với 143 người vào đầu những năm 1980. SEITA đã đóng cửa nhà máy chế biến thuốc lá của đất nước vào năm 2019, tại vùng trồng trọt truyền thống Dordogne.

Những nỗ lực của chính quyền nhằm hạn chế hút thuốc và nêu bật các mối nguy hại cho sức khỏe của việc hút thuốc, nhất là bằng cách cấm hút thuốc trong các nhà hàng và quán cà phê, đã khiến doanh số bán thuốc lá giảm mạnh trong những năm gần đây. Lệnh cấm quảng cáo thuốc lá cũng có tác động rất lớn, khiến một số nhà máy thuốc lá cũ tìm được sức sống mới như trở thành không gian văn hóa và triển lãm, như ở thành phố phía nam Marseille, hoặc thậm chí là một trường đại học ở Lyon.

Theo cơ quan y tế Sante Publique France, hút thuốc vẫn là nguyên nhân chính gây ra những cái chết có thể tránh được ở Pháp - nơi ước tính có khoảng 75.000 ca tử vong do thuốc lá mỗi năm. Ngày nay, phần lớn các nhà máy sản xuất thuốc lá của châu Âu đặt ở Đức và Ba Lan.

Với những tác hại sức khỏe nghiêm trọng do thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử (vape), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 26/9 đã lên tiếng kêu gọi cấm hút thuốc và thuốc lá điện tử trong trường học trên toàn thế giới, trong bối cảnh thanh thiếu niên tiếp tục là mục tiêu “không ngừng” của các sản phẩm thuốc lá và nicotine.

Theo WHO, cách tiếp cận của ngành công nghiệp thuốc lá đã dẫn đến việc sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng tăng, với 9/10 người hút thuốc bắt đầu trước 18 tuổi - và thậm chí, một số trẻ biết đến thuốc lá từ 11 tuổi. Mặc dù việc hút thuốc tiếp tục giảm ở thanh thiếu niên châu Âu, nhưng báo cáo của WHO chỉ ra rằng đã có sự gia tăng các sản phẩm thuốc lá và nicotine mới nổi, bao gồm cả thuốc lá điện tử.

Đáng lưu ý, những sản phẩm này đang được sản xuất với giá cả phải chăng hơn nhằm thu hút giới trẻ. Đồng thời, việc bán thuốc lá dùng một lần và thuốc lá điện tử thường thiếu các cảnh báo về sức khỏe.

Tháng trước, các cơ quan quản lý ở Mỹ cũng cảnh báo các công ty phải ngừng bán thuốc lá điện tử bất hợp pháp đang thu hút giới trẻ khi chúng được sản xuất với hình dạng giống đồ dùng học tập, nhân vật hoạt hình và thậm chí cả gấu bông.

Tiến sĩ Ruediger Krech, Giám đốc Xúc tiến Y tế của WHO cho rằng trường học phải là không gian an toàn cho thanh thiếu niên, nơi chúng không bị phơi nhiễm hoặc áp lực sử dụng các sản phẩm nicotin. “Tạo ra một môi trường không khói thuốc và nicotin trong học đường là điều cơ bản để giúp ngăn ngừa giới trẻ bắt đầu hút thuốc”, ông nhấn mạnh.

Trước đó, Tiến sĩ Kerstin Schotte của WHO cho biết thuốc lá giết chết “8 triệu người mỗi năm, tương đương với cứ 4 giây lại có 1 người tử vong vì hút thuốc”. Trong khi đó, 1,3 triệu người chết vì khói thuốc lá thậm chí không phải do mình sử dụng sản phẩm mà do hít phải khói thuốc thụ động.

Tiến sĩ Schotte lưu ý rằng “một nửa số trẻ em trên thế giới hít thở không khí ô nhiễm thuốc lá và hậu quả là 51.000 trẻ em tử vong mỗi năm do tiếp xúc với khói thuốc lá”.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP & UN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ 2024 (31/5):
WHO kêu gọi bảo vệ giới trẻ

Từ năm 1987, ngày 31/5 hằng năm được chọn là Ngày Thế giới không thuốc lá, nhằm thu hút sự chú ý toàn cầu đến đại dịch thuốc lá, cũng như đến tình trạng tử vong và bệnh tật cho hút thuốc gây ra.

WHO kêu gọi bảo vệ giới trẻ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét

Nhóm đặc nhiệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về biến đổi khí hậu, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) và sốt rét vừa hợp tác với Diễn đàn Reaching the Last Mile (RLM) công bố một đánh giá trên hơn 42.690 nghiên cứu cho thấy, vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tác động thực tế và tiềm ẩn của những thay đổi của các hình thái khí hậu đối với bệnh sốt rét và NTD.

Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét
Tẩy giun cho 108.000 học sinh tiểu học và trẻ nhỏ

Ngày 21/5, Đoàn Giám sát Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) giám sát hoạt động tẩy giun tại Trường tiểu học Phường Đúc, TP. Huế. Hơn 1.000 học sinh tiểu học của trường được uống thuốc tẩy giun đợt này.

Tẩy giun cho 108 000 học sinh tiểu học và trẻ nhỏ
Return to top