Thế giới

WHO: Đại dịch COVID khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm gần 2 năm

ClockThứ Bảy, 25/05/2024 10:09
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 24/5 cho biết COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm gần 2 năm khi hoành hành khắp thế giới từ năm 2019 đến 2021, làm đảo ngược xu hướng tăng đều đặn về tuổi thọ và tuổi thọ khỏe mạnh (HALE).

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 nămTuổi thọ trung bình ở Tây Thái Bình Dương tăng gấp đôi sau bảy thập kỷTrẻ em được cha mẹ bảo vệ quá mức có thể không có tuổi thọ cao

COVID-19 có “tác động sâu sắc” đến tuổi thọ hơn bất kỳ sự kiện nào khác trong nửa thế kỷ qua. Ảnh: THX/TTXVN

Báo cáo Thống kê Y tế Thế giới năm 2024 của WHO cho thấy chỉ trong vòng 2 năm, đại dịch đã xóa sạch tiến bộ của gần một thập kỷ trong việc cải thiện tuổi thọ. Từ năm 2019 đến năm 2021, tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,8 năm xuống còn 71,4 tuổi (ngang bằng mức của năm 2012). Nghiên cứu cũng cho biết tuổi thọ khỏe mạnh - khoảng thời gian mà một người bình thường có thể mong đợi được sống khoẻ mạnh đã giảm 1,5 năm xuống còn 61,9 tuổi vào năm 2021 - cũng là mức của năm 2012.

Những tác động này thậm chí còn tồi tệ hơn những phát hiện trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet hồi tháng 1, trong đó cho biết tuổi thọ trung bình toàn cầu đã giảm 1,6 năm trong thời kỳ đại dịch.

Nghiên cứu đó cũng nhấn mạnh rằng COVID-19 có “tác động sâu sắc” đến tuổi thọ hơn bất kỳ sự kiện nào khác trong nửa thế kỷ qua.

Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, các số liệu này nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệp định ứng phó với đại dịch vừa kết thúc tại Geneva “nhằm tăng cường an ninh y tế toàn cầu, nhưng cũng để bảo vệ các khoản đầu tư dài hạn vào y tế và thúc đẩy công bằng trong và giữa các quốc gia”.

Các nhà nghiên cứu của Lancet ước tính rằng COVID-19 đã gây ra hơn 15,9 triệu ca tử vong trong giai đoạn 2020-2021, do virus hoặc do sự gián đoạn liên quan đến đại dịch đối với hệ thống y tế.

Đáng lưu ý, nghiên cứu của WHO nêu bật những tác động được cảm nhận không đồng đều trên khắp thế giới. Các khu vực ở châu Mỹ và Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với tuổi thọ giảm khoảng 3 năm và tuổi thọ khỏe mạnh giảm 2,5 năm trong khoảng thời gian từ 2019 đến 2021. Ngược lại, khu vực Tây Thái Bình Dương bị ảnh hưởng ít nhất trong hai năm đầu tiên của đại dịch, với mức giảm tuổi thọ dưới 0,1 năm và tuổi thọ khỏe mạnh giảm 0,2 năm.

Các bệnh không lây nhiễm vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

COVID-19 nhanh chóng nổi lên như một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, được xếp hạng là nguyên nhân gây tử vong cao thứ ba trên toàn cầu vào năm 2020 và cao thứ hai vào năm 2021. Các ước tính mới nhất tiết lộ rằng ngoại trừ khu vực châu Phi và Tây Thái Bình Dương, COVID-19 nằm trong số 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, và đặc biệt trở thành nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở châu Mỹ trong cả 2 năm 2020-2021.

Báo cáo của WHO cũng nhấn mạnh rằng các bệnh không lây nhiễm (NCD) như bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh Alzheimer và các chứng mất trí nhớ khác, và bệnh tiểu đường là những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trước đại dịch, gây ra 74% tổng số ca tử vong trong năm 2019. Ngay cả trong thời kỳ đại dịch, các bệnh không lây nhiễm vẫn tiếp tục chiếm 78% số ca tử vong không do COVID.

Béo phì và suy dinh dưỡng gia tăng

Thế giới cũng phải đối mặt với một vấn đề lớn và phức tạp về gánh nặng kép suy dinh dưỡng, trong đó suy dinh dưỡng cùng tồn tại với thừa cân và béo phì. Vào năm 2022, hơn 1 tỷ người từ 5 tuổi trở lên sống chung với bệnh béo phì, trong khi hơn nửa tỷ người bị thiếu cân. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em cũng rất đáng chú ý, với 148 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc (quá thấp so với tuổi), 45 triệu trẻ bị gầy còm (quá gầy so với chiều cao) và 37 triệu trẻ thừa cân.

Đồng thời, báo cáo mới của WHO còn nhấn mạnh thêm những thách thức sức khỏe đáng kể mà người khuyết tật, người tị nạn và người di cư phải đối mặt. Năm 2021, khoảng 1,3 tỷ người, tương đương 16% dân số toàn cầu, bị khuyết tật. Nhóm này bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bất bình đẳng về sức khỏe do những điều kiện có thể tránh được, bất công và không công bằng.

Tiến trình hướng tới các mục tiêu toàn cầu

Bất chấp những thất bại do đại dịch gây ra, thế giới đã đạt được một số tiến bộ trong việc đạt được các chỉ số liên quan đến sức khỏe của các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) và các mục tiêu “Ba tỷ” (thêm 1 tỷ người được hưởng lợi từ phạm vi bảo hiểm y tế toàn dân, thêm 1 tỷ người được bảo vệ tốt hơn khỏi các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe, và thêm 1 tỷ người khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn).

Kể từ năm 2018, thêm 1,5 tỷ người có sức khỏe và hạnh phúc hơn. Bất chấp những thành quả đạt được, tình trạng béo phì gia tăng, tỷ lệ sử dụng thuốc lá nhiều và tình trạng ô nhiễm không khí dai dẳng vẫn cản trở sự tiến bộ.

Bảo hiểm Y tế Toàn dân đã mở rộng lên thêm 585 triệu người, không đạt được mục tiêu 1 tỷ người. Ngoài ra, đến năm 2025, chỉ có thêm 777 triệu người có khả năng được bảo vệ đầy đủ trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe, không đạt được mục tiêu 1 tỷ người đã đặt ra trong Chương trình làm việc chung lần thứ 13 của WHO. Sự bảo vệ này ngày càng quan trọng khi tác động của biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng toàn cầu khác ngày càng đe dọa an ninh y tế.

“Mặc dù chúng ta đã đạt được tiến bộ hướng tới mục tiêu Ba tỷ kể từ năm 2018, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm… Nếu không đẩy nhanh tiến độ, khó có khả năng đạt được bất kỳ SDG về sức khỏe nào vào năm 2030”, Tiến sĩ Samira Asma, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO nêu rõ.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP & WHO)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CA TỬ VONG ĐẦU TIÊN Ở NGƯỜI VÌ CÚM GIA CẦM H5N2:
WHO đang chờ dữ liệu giải trình tự gen đầy đủ

Hãng Thông tấn AFP ngày 7/6 dẫn nguồn tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, cơ quan này đang chờ dữ liệu giải trình tự gen đầy đủ, sau khi một người đàn ông tử vong vì cúm gia cầm ở Mexico, trường hợp người đầu tiên được xác nhận nhiễm chủng cúm gia cầm H5N2.

WHO đang chờ dữ liệu giải trình tự gen đầy đủ
Hiểu về hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ liên quan đến sự tắc nghẽn đường hô hấp. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng và thậm chí tử vong ở cả người lớn và trẻ em. Hội chứng ngưng thở là một rối loạn ngày càng phổ biến, có mối quan hệ đặc biệt mật thiết với bệnh béo phì. Bệnh gây suy giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ tai nạn giao thông, làm suy giảm hiệu suất công việc.

Hiểu về hội chứng ngưng thở khi ngủ
NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ 2024 (31/5):
WHO kêu gọi bảo vệ giới trẻ

Từ năm 1987, ngày 31/5 hằng năm được chọn là Ngày Thế giới không thuốc lá, nhằm thu hút sự chú ý toàn cầu đến đại dịch thuốc lá, cũng như đến tình trạng tử vong và bệnh tật cho hút thuốc gây ra.

WHO kêu gọi bảo vệ giới trẻ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét

Nhóm đặc nhiệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về biến đổi khí hậu, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) và sốt rét vừa hợp tác với Diễn đàn Reaching the Last Mile (RLM) công bố một đánh giá trên hơn 42.690 nghiên cứu cho thấy, vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tác động thực tế và tiềm ẩn của những thay đổi của các hình thái khí hậu đối với bệnh sốt rét và NTD.

Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét
Return to top