Thế giới

Thái Lan sẽ biến Lễ hội té nước Songkran thành lễ hội toàn cầu

ClockThứ Hai, 04/12/2023 10:49
TTH.VN - Theo thông tin cập nhật trên trang Bangkok Post, vào năm tới, Thái Lan sẽ biến lễ hội té nước Songkran trở thành một lễ hội té nước toàn cầu kéo dài một tháng nhằm tăng cường “quyền lực mềm” và thu hút khách du lịch quốc tế.

Thủ tướng Thái Lan kêu gọi người dân đoàn kết nhân dịp SongkranNgười dân Thái Lan đưa kỹ thuật số vào lễ hội Loy Krathong truyền thốngTăng cường kết nối nền kinh tế thế giới với APEC là trung tâmChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thái LanNgân hàng Trung ương Thái Lan tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát

Thái Lan là lễ hội không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn cả du khách quốc tế. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN/Báo Tin tức 

Paetongtarn Shinawatra, lãnh đạo Đảng Pheu Thai, đồng thời cũng là Chủ tịch Chiến lược Quyền lực mềm Quốc gia (NSPSC) mới đây tuyên bố, uỷ ban đã nhất trí thúc đẩy Songkran trở thành một trong những lễ hội hay nhất thế giới.

Cụ thể, bà Paetongtarn tuyên bố: “Hãy biến lễ hội Songkran thành sự kiện mà mọi người phải bay đến Thái Lan để tham gia. Hãy biến quê hương Thái Lan trở thành nơi có 1 trong 10 lễ hội hàng đầu toàn cầu. Bắt đầu từ năm sau, lễ hội Songkran sẽ không còn như xưa nữa. Chúng ta sẽ không chỉ té nước trong 3 ngày mà thay vào sẽ kéo dài cả tháng với các sự kiện được tổ chức trên toàn quốc”.

Theo đó, uỷ ban hi vọng lễ hội được kéo dài hơn sẽ tạo ra 35 tỷ Bath cho nền kinh tế Thái Lan.

Trước đó, uỷ ban NSPSC đã dự thảo ngân sách 5,1 tỷ Bath sẽ được phân bổ cho các hoạt động chính nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển lễ hội, bao gồm các sự kiện lễ hội (1 tỷ Bath), ẩm thực (1 tỷ Bath), du lịch (711 triệu Bath), giải trí (545 triệu Bath), thể thao (500 triệu Bath)…

Tiến sĩ Surapong Suebwonglee, Phó Chủ tịch uỷ ban NSPSC cho rằng, để thúc đẩy quyền lực mềm của Thái Lan, chính phủ cũng phải thông qua Đạo luật quyền lực mềm và thành lập Cơ quan Nội dung Sáng tạo Thái Lan (Thacca). Thacca sẽ có 12 ban quản lý, tập trung vào các ngành năng lực mềm khác nhau.

Tiến sĩ Surapong cho biết thêm, uỷ ban NSPSC sẽ xem xét ngân sách được yêu cầu vào khoảng ngày 14/12, trước khi gửi báo cáo cuối cùng lên Nội các vào tháng 1.

Theo thông tin cập nhật, ban quản lý về các sự kiện lễ hội hiện có kế hoạch tổ chức hơn 10.000 sự kiện trên toàn quốc vào suốt năm 2024, với điểm nổi bật là lễ hội té nước Songkran kéo dài vào tháng 4.

Dự kiến lễ hội té nước sẽ được tổ chức trên Đại lộ Rachadamnoen và các địa điểm khác ở Phố cổ Bangkok, với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ địa phương và toàn cầu.

Ngoài Bangkok, mỗi tỉnh sẽ tổ chức các sự kiện liên quan đến lễ hội té nước này trong suốt tháng 4, nhằm quảng bá truyền thống độc đáo của tỉnh mình.

Các sự kiện được kỳ vọng sẽ mang lại việc làm cho người dân địa phương và cho phép các nhà tổ chức đào tạo người dân địa phương về cách tổ chức sự kiện.

Ban quản lý về sự kiện lễ hội cũng sẽ tạo ra một ứng dụng di động nhằm quảng bá quyền lực mềm của Thái Lan tới du khách nước ngoài.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tái hiện lễ hội tạ ơn núi rừng của đồng bào Cơ Tu

Lễ hội Tậc Ka Coong là lễ hội được đồng bào Cơ Tu cúng tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối trong phạm vi làng cai quản, đã ban tặng cho con cháu làng bản của họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc đủ đầy, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an.

Tái hiện lễ hội tạ ơn núi rừng của đồng bào Cơ Tu
Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Return to top