Thế giới

Mercer: Singapore tiếp tục là thành phố tốt nhất ở châu Á cho người nước ngoài

ClockThứ Sáu, 15/12/2023 07:23
TTH - Đưa ra quyết định sống và làm việc ở nước ngoài là một quyết định trọng đại, đặc biệt nếu bạn phải rời xa gia đình. Và có lẽ câu hỏi lớn nhất là: “Chúng ta sẽ đi đâu?”.

Hà Lan là nơi nghỉ hưu tốt nhất thế giới năm 2023Ashgabat là thành phố đắt đỏ nhất để làm việc ở nước ngoàiChâu Á là khu vực ít chuẩn bị nhất trước mối đe dọa lão hóa

 Singapore được đánh giá là thành phố hàng đầu châu Á về chất lượng cuộc sống. Ảnh: Tuoitre

Theo bảng xếp hạng Chất lượng Cuộc sống dành cho người nước ngoài năm 2023 vừa được công ty tư vấn toàn cầu Mercer công bố, Vienna (Áo) tiếp tục vị trí dẫn đầu, theo sát là Zurich (Thụy Sĩ) ở vị trí thứ hai, và Auckland (New Zealand) xếp thứ 3 trong việc cung cấp chất lượng cuộc sống vượt trội cho người nước ngoài.

Đứng đầu trong số các thành phố châu Á và thứ 29 toàn cầu là Singapore - nơi mang đến một môi trường sạch sẽ và an toàn, kết hợp với cơ sở hạ tầng hiệu quả cao. Trong khi đó, một đại diện khác của châu Á là Hong Kong (Trung Quốc) đã tụt xuống vị trí thứ 77 trong danh sách 241 điểm đến năm nay.

Trong bảng xếp hạng được công bố lần gần nhất vào những ngày trước đại dịch năm 2019, Singapore cũng được đánh giá là thành phố có chất lượng cuộc sống tốt nhất ở châu Á đối với người nước ngoài, tiếp tục duy trì vị trí của những năm trước đó - nhưng chưa bao giờ lọt vào top 10 toàn cầu.

Nghiên cứu về Chất lượng Cuộc sống của Mercer đánh giá điều kiện sống ở hơn 450 thành phố trên toàn thế giới để giúp các doanh nghiệp tính toán các khoản trợ cấp cho người nước ngoài một cách công bằng và nhất quán. Điều kiện sống được phân tích dựa trên 39 yếu tố, được nhóm thành 10 mục: môi trường chính trị - xã hội, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa - xã hội, y tế và sức khỏe, trường học và giáo dục, giao thông và dịch vụ công cộng, giải trí, hàng tiêu dùng, nhà ở và môi trường tự nhiên.

Theo đánh giá của Mercer, Vienna chiếm vị trí dẫn đầu khi là thành phố có chất lượng sống cao nhất, nổi tiếng với lịch sử phong phú, kiến trúc tuyệt đẹp và khung cảnh văn hóa sôi động. Thành phố Zurich của Thụy Sĩ, ở vị trí thứ hai, được ca ngợi vì sự ổn định chính trị và cơ sở hạ tầng chất lượng cao, trong khi Auckland (New Zealand) được ca ngợi vì tiêu chuẩn cao về chăm sóc sức khỏe và sự năng động về văn hóa. Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và Geneva cũng của Thụy Sĩ lần lượt chiếm vị trí thứ 4 và thứ 5.

Đáng chú ý, có đến 5 thành phố của Canada lọt vào top 25 của bảng xếp hạng năm nay, bao gồm Vancouver (8), Toronto (17), Ottawa (18), Montreal (20) và Calgary (23). Nổi tiếng với khung cảnh tuyệt đẹp, nhiều hoạt động giải trí ngoài trời và mang tính đa dạng, Vancouver là thành phố được xếp hạng cao nhất ở Bắc Mỹ.

Xếp cuối danh sách, ở vị trí thứ 241, là thủ đô Khartoum của Sudan - quốc gia có số lượng người phải di tản lớn nhất thế giới.

Bà Yvonne Traber, người đứng đầu bộ phận di chuyển toàn cầu của Mercer cho biết: “Bối cảnh toàn cầu hiện nay bị ảnh hưởng bởi bất ổn địa chính trị, thiên tai và các thách thức kinh tế khác, tất cả đều có tác động đáng kể đến các thành phố cũng như khả năng thu hút và giữ chân nhân tài của họ. Nhiều nhân viên đang xem xét lại các ưu tiên và đánh giá chất lượng cuộc sống được cung cấp cho bản thân và gia đình ở những nơi mà họ sống và làm việc”. Việc hiểu rõ những yếu tố này sẽ giúp người sử dụng lao động và nhân viên đưa ra những quyết định phù hợp khi cân nhắc các nhiệm vụ ở nước ngoài.

Dưới đây là 10 thành phố có chất lượng sống tốt nhất năm 2023 theo xếp hạng của Mercer:

1. Vienna, Áo; 2. Zurich, Thụy Sĩ; 3. Auckland, New Zealand; 4. Copenhagen, Đan Mạch; 5. Geneva, Thụy Sĩ; 6. Frankfurt, Đức; 7. Munich, Đức; 8. Vancouver, Canada; 9. Sydney, Australia; 10. Dusseldorf, Đức.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Bloomberg)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Return to top