Thế giới

WHO: Nguồn thiết bị bảo hộ chống lại COVID-19 trước nguy cơ cạn kiệt

ClockThứ Tư, 04/03/2020 14:52
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông tin, sự hiểu biết và nhận thức của người dân toàn cầu về dịch COVID-19 đang mở rộng nhanh chóng.

Cập nhật Covid-19: 3.168 người tử vong, 92.880 ca mắc trên toàn cầuWHO: Ngăn chặn dịch COVID-19 vẫn nên là “ưu tiên hàng đầu”Thế giới ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm virus SARS-CoV-2Vũ Hán đóng cửa bệnh viện dã chiến khi số ca nhiễm COVID-19 giảmSố ca nhiễm bệnh tăng vọt, Vương quốc Anh đẩy mạnh kế hoạch đối phó COVID-19

WHO: Nguồn thiết bị bảo hộ chống lại COVID-19 đang cạn kiệt. Ảnh minh họa: Dân trí

Tuy nhiên, do mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, nguồn thiết bị bảo hộ cần thiết hiện đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Cụ thể, WHO lo ngại rằng khẩu trang, kính che mắt và nhiều thiết bị bảo hộ khác được sử dụng bởi các nhân viên y tế đang trong tình trạng sạch hàng.

“Chúng tôi lo ngại rằng khả năng đối phó với dịch bệnh của các quốc gia bị tổn hại do sự gián đoạn và thiếu hụt sản phẩm bảo hộ cá nhân gây nên bởi nhu cầu gia tăng, nạn tích trữ và lạm dụng. Chúng ta không thể loại bỏ dịch COVID-19 nếu không bảo vệ đội ngũ nhân viên y tế của mình. Giá bán của khẩu trang y tế hiện đã tăng đến 6 lần, trong khi chi phí của máy thở cũng tăng gấp 3”, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trả lời báo giới ở Geneva cho biết.

Theo Tổng Giám đốc Tedros, WHO đã vận chuyển và phân phát hơn nửa triệu bộ thiết bị bảo hộ cá nhân đến 27 quốc gia trên toàn thế giới và hiện nguồn cung cấp đang cạn kiệt nhanh chóng.

Trước tình hình này, vị lãnh đạo thúc giục các nhà sản xuất, nhà cung cấp khẩn trương tăng cường hoạt động. Tuyên bố được đưa ra với ước tính WHO cần đến 89 triệu khẩu trang y tế, 76 triệu đôi găng tay y tế và 1,6 triệu kính bảo hộ mỗi tháng để đối phó với dịch COVID-19.

Theo thống kê mới nhất của AFP, hơn 3.100 người đã tử vong vì COVID-19, cùng lúc hơn 91.000 người xác nhận nhiễm virus trên 77 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Về lý do mọi người đổ xô mua và dự trữ khẩu trang, Tổng Giám đốc Tedros cho biết đây là một điều dễ hiểu. Sợ hãi là một phần phản ứng tự nhiên của con người trước bất kỳ mối đe dọa nào, đặc biệt là với mối đe dọa mà chính bản thân mỗi cá nhân cũng chưa hiểu hết được.

Mặc dù thường được so sánh với bệnh cúm thông thường, song virus COVID-19 nguy hiểm hơn nhiều. Để so sánh, cúm theo mùa thường chỉ khiến ít hơn 1% số người mắc bệnh tử vong, song con số gây nên bởi COVID-19 đang là khoảng 3,4% số bệnh nhân trên toàn cầu. Đồng thời, trong lúc ngày càng nhiều người tăng cường miễn dịch với cúm, “không ai có khả năng miễn dịch” với COVID-19.

Một điểm khác biệt khác là mặc dù cúm có thể lây giữa những người không có bất kỳ biểu hiện gì. Song đối với COVID-19, chỉ 1% các trường hợp được báo cáo hoàn toàn không có hiểu hiện bất thường cho đến khi kiểm tra và phát hiện.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
Return to top