Thế giới
Cập nhật COVID-19:

Số ca nhiễm chạm mốc hơn 1 triệu trường hợp

ClockThứ Sáu, 03/04/2020 08:04
TTH.VN - Tính đến sáng ngày 3/4 theo giờ Việt Nam, số trường hợp dương tính với COVID-19 ghi nhận trên toàn thế giới đã chạm mốc hơn 1 triệu ca và số người tử vong cũng tăng hơn 50.000 ca khi dịch ở châu Âu bùng phát trở lại.

COVID-19: Thế giới có khả năng đối mặt với khủng hoảng lương thựcLao động tay nghề thấp và các nước đang phát triển đối mặt nhiều nguy cơ do COVID-19Nguy cơ bị bệnh nặng hoặc tử vong vì COVID-19 tăng dần theo độ tuổiPhương pháp đột phá của Đức xét nghiệm SARS-CoV-2 siêu nhanh và hiệu quảLHQ: COVID-19 là “khủng hoảng nghiêm trọng nhất” từ sau Thế chiến 2

Đội ngũ y bác sĩ phải làm việc trong điều kiện khó khăn nhất từ trước đến nay. Ảnh minh họa: Yonhap/VOV

Mặc dù đã có hơn ½ số quốc gia trên hành tinh đã áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt để phòng chống đại dịch lây lan, song virus SARS-CoV-2 vẫn cướp đi hàng ngàn sinh mạng, với Tây Ban Nha hôm qua cũng ghi nhận số ca tử vong trong 1 ngày cao nhất.

Không chỉ gây tổn thấy về người, dịch COVID-19 cũng tiếp tục tàn phá nền kinh tế toàn cầu. Trong đó, Mỹ công bố mức kỷ lục 6,65 triệu lao động nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp và Tây Ban Nha cũng ra thông báo về mức tăng số người thất nghiệp hàng tháng lớn nhất từ trước đến nay.

Đối với Mỹ, đại dịch một lần nữa gây gián đoạn kế hoạch tiến hành bầu cử khi Đảng Dân chủ tuyên bố hoãn sự kiện lựa chọn ứng cử viên tranh chức tổng thống với Tổng thống Mỹ Donald Trump sang ngày 17/8.

Quyết định được đưa ra sau khi ứng cử viên tiềm năng là Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết vốn ban đầu sự kiện sẽ được diễn ra từ ngày 13-16/7 tại Milwaukee (Wisconsin). Song sự kiện có lẽ sẽ bị trì hoãn.

Cũng ở Mỹ, tàu du lịch Zaandam có người nhiễm COVID-19 cuối cùng cũng đã được cập cảng Floria sau khi mắc kẹt trên biển nhiều tuần.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện vào tháng 12/2019, đến nay COVID-19 đã khiến ít nhất 1.000.036 người nhiễm bệnh, trong đó có hơn ½ số ca dương tính ghi nhận ở châu Âu và cướp đi 51.718 sinh mạng, theo thống kê được trang AFP dẫn từ nhiều nguồn chính thức cho biết.

Ở Mỹ, có 236.339 ca dương tính và 5.648 trường hợp tử vong đã được ghi nhận. Có thể nói ở nước này, dịch COVID-19 đã lây lan đến hầu hết các tiểu bang.

Tại Italy – nơi có số ca tử vong nhiều nhất thế giới cũng ghi nhận 115.242 trường hợp dương tính, trong đó có 13.915 người đã tử vong. Trong khi Tây Ban Nha báo cáo 110.238 trường hợp và 10.003 trường hợp tử vong.

Cuộc khủng hoảng này đã gây nên căng thẳng lớn cho hệ thống y tế của nhiều quốc gia và buộc đội ngũ y bác sĩ phải làm việc trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

“Mỗi sáng thức dậy trước khi bắt đầu làm việc, tôi luôn cầu nguyện rằng mọi thứ sẽ ổn. Tôi hy vọng các bệnh nhân của mình sẽ ổn”, Ester Piccinini – một y tá tại Bệnh viện Humanitas Gavazzeni ở Bergamo – miền Bắc Italy chia sẻ với báo giới AFP.

Trong một thông tin có liên quan, châu Âu đã trở thành tâm dịch COVID-19, tâm dịch của khủng hoảng trong nhiều tuần qua và hiện đang có nhiều dấu hiệu cho thấy đỉnh dịch tại đây sắp xuất hiện.

Cụ thể, chỉ trong vòng 24h qua, Tây Ban Nha và Anh đã ghi nhận số ca tử vong mới cao kỷ lục, với lần lượt là 950 và 569 trường hợp.

Pháp ghi nhận 471 ca tử vong tại bệnh viện, giảm so với 1 ngày trước đó. Song cùng lúc, nước này cũng ghi nhận 884 ca tử vong tại nhà là người cao tuổi kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố “sẽ tăng cường thử nghiệm” khi Bộ trưởng Y tế nước này khẳng định mục tiêu sắp tới là xét nghiệm 100.000 mẫu/ngày và kéo dài trong vòng vài tuần.

Đây là những tuyên bố được vị thủ tướng đưa ra khi ông đang tự cách ly do nhiễm SARS-CoV-2.

Ở Nga, Tổng thống Vladimir Putin kéo dài thời gian nghỉ làm đến hết tháng 4, khi số ca ghi nhận đã tăng hơn ¼ trong ngày 3/4 lên thành 3.548 trường hợp và 30 người tử vong.

Có thể nói, phần lớn cư dân Nga đã bị phong tỏa, trong đó Moscow đang đối mặt với những điều luật cô lập khắt khe.

Ở Đông Nam Á, Thái Lan trở thành quốc gia mới nhất áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt bằng việc đưa ra giờ giới nghiêm bắt đầu từ ngày 3/4, đẩy số người được yêu cầu hạn chế đi lại lên 3.9 tỷ - chiếm ½ dân số thế giới.

Tình hình đại dịch hoành hành, diễn biến phức tạp và chuỗi các biện pháp để ngăn chặn đã dấy lên lo ngại về nguy cơ xuất hiện suy thoái toàn cầu tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Khủng hoảng của những năm 1930.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản

Theo dữ liệu mới nhất hiện có, vào năm 2022, chỉ có 3,88 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra và nuôi sống ở Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu lần đầu tiên con số này giảm xuống dưới 4 triệu trẻ và là mức thấp nhất kể từ năm 1960. Trước đó, năm 1990, có 5,1 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra ở EU, trở thành năm cuối cùng số ca sinh ở khu vực này vượt quá mốc 5 triệu.

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Return to top