Thế giới

Nhiều nước áp đặt lại các biện pháp hạn chế trước làn sóng bùng phát COVID-19 lần 2

ClockThứ Tư, 29/07/2020 05:30
TTH - Từ đầu tuần này, nhiều quốc gia ở châu Á đã áp đặt lại các biện pháp hạn chế mới, trong khi Anh cũng gây xáo trộn cho ngành du lịch châu Âu vốn vừa mở cửa trở lại bằng việc đột ngột thắt chặt quy tắc kiểm dịch và yêu cầu cách ly đối với những hành khách từ Tây Ban Nha trở về, trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với viễn cảnh về đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ hai.

WHO: Các nước cần tập trung hơn nếu không muốn phải phong tỏa một lần nữaWHO lo ngại về số ca nhiễm COVID-19 tăng ở châu Âu

Nhiều biện pháp hạn chế được áp đặt lại trước lo ngại về đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 2. Ảnh minh họa Reuters/NLĐ

Dữ liệu tổng hợp cho thấy, số ca nhiễm mới đã được ghi nhận và gia tăng ở một số quốc gia mà trước đây dường như đã kiểm soát được dịch bệnh như Australia, Việt Nam, Trung Quốc… Cũng chính sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 mới ở Tây Ban Nha đã khiến Chính phủ Anh mở rộng khuyến cáo hạn chế việc du lịch không cần thiết đến lục địa Tây Ban Nha, bao gồm cả Quần đảo Balearic và Canary.

Hiện tại, châu Âu vẫn chưa dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm đối với khách du lịch từ một số quốc gia, trong đó có Mỹ, quốc gia có số ca nhiễm bệnh và tử vong tiếp tục tăng cao ở nhiều tiểu bang.

Tuy nhiên, giới chức ở một số nước châu Âu và châu Á, nơi virus SARS-CoV-2 đang lây lan trở lại, cho rằng các ổ dịch mới có thể được ngăn chặn bằng các biện pháp địa phương thay vì phong toả trên toàn quốc.

Theo Reuters, một số hãng hàng không và doanh nghiệp du lịch vừa sống sót được sau đợt bùng phát dịch đầu tiên giờ đây lại đang lo lắng rằng việc đóng cửa do làn sóng dịch bệnh lần 2 có thể khiến họ phá sản.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cũng cho rằng, các lệnh hạn chế du lịch không phải là giải pháp dài hạn. Theo WHO, các chiến lược như giãn cách xã hội, mang khẩu trang và sát khuẩn đúng cách phải được sử dụng để ngăn chặn sự lây lan của virus.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét

Nhóm đặc nhiệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về biến đổi khí hậu, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) và sốt rét vừa hợp tác với Diễn đàn Reaching the Last Mile (RLM) công bố một đánh giá trên hơn 42.690 nghiên cứu cho thấy, vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tác động thực tế và tiềm ẩn của những thay đổi của các hình thái khí hậu đối với bệnh sốt rét và NTD.

Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét
WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
Return to top