Thế giới

WHO hy vọng đại dịch COVID-19 sẽ kéo dài không quá 2 năm

ClockThứ Bảy, 22/08/2020 14:18
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng đại dịch COVID-19 sẽ ngắn hơn đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 và không kéo dài quá 2 năm, nếu thế giới đoàn kết và thành công trong việc tìm ra vaccine khống chế, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết hôm qua (21/8).

WHO: Châu Âu có thể chống lại COVID-19 mà không cần phong toả hoàn toànCOVID-19 lây lan nhanh do hàng tỷ người không được tiếp cận với nước sạchWHO: Hợp tác toàn cầu là lựa chọn duy nhất để chống COVID-19WHO: Vaccine sẽ không phải là “viên đạn bạc” của đại dịch COVID-19Nhiều nước áp đặt lại các biện pháp hạn chế trước làn sóng bùng phát COVID-19 lần 2

Một bệnh nhân nhiễm COVID-19 được các bác sĩ đưa vào bệnh viện. Ảnh: AFP/Tuoitre

WHO luôn thận trọng trong việc đưa ra các ước tính về tốc độ xử lý đại dịch khi chưa có vaccine.

Tổng giám đốc Tedros cho biết, dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 phải mất 2 năm mới chấm dứt. “Và trong hoàn cảnh của chúng ta hiện nay, virus có cơ hội lây lan tốt hơn, có thể di chuyển nhanh vì chúng ta đã kết nối với nhau nhiều hơn… Nhưng đồng thời chúng ta cũng có công nghệ và kiến ​​thức để ngăn chặn nó. Vì vậy, chúng ta có điểm yếu là toàn cầu hóa, gần gũi, kết nối nhưng lại có lợi thế là công nghệ tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi hy vọng sẽ kết thúc đại dịch này trong chưa đầy 2 năm”, ông Tedros nói trong một cuộc họp báo tại Geneva.

Trước tình hình hiện tại, ông kêu gọi "đoàn kết dân tộc" và "đoàn kết toàn cầu", vì đó thực sự là chìa khóa với việc sử dụng tối đa các công cụ sẵn có và hy vọng có thêm các công cụ khác như vaccine.

Theo thống kê của Worldometer, thế giới đã ghi nhận hơn 23,1 triệu người nhiễm COVID-19 kể từ khi nó được xác định lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm ngoái và hơn 803 nghìn người đã tử vong liên quan đến dịch bệnh này.

Ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế

Không chỉ là cuộc khủng hoảng sức khoẻ toàn cầu, đại dịch COVID-19 còn khiến các nền kinh tế trên thế giới bị tàn phá nghiêm trọng. 

Các số liệu tài chính mới được công bố cho thấy đại dịch đã gây tổn thất khổng lồ ở Anh, nơi nợ chính phủ lần đầu tiên tăng vượt mức 2.000 tỷ bảng Anh (2,6 nghìn tỷ USD) sau một chương trình vay nợ lớn của nhà nước giành cho các kế hoạch bổ sung và các biện pháp khác để phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cho biết, nếu không có sự hỗ trợ đó, mọi thứ sẽ còn tồi tệ hơn nhiều.

Ngay cả Đức, quốc gia nổi tiếng với sự thận trọng về tài chính, cũng đang “thức tỉnh” trước một thực tế mới khi Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz thừa nhận rằng nước này sẽ cần tiếp tục vay nợ ở mức cao trong năm tới để đối phó với sự bùng phát của đại dịch.

Các chính trị gia Tây Âu cũng đang bắt đầu thắt chặt lại các hạn chế để giải quyết tình trạng tái bùng phát dịch COVID-19 khi số ca nhiễm mới đang tăng trở lại.

Trong khi Tây Ban Nha đã phản ứng bằng các biện pháp hạn chế và Đức ban hành các hướng dẫn du lịch cập nhật, đưa Brussels vào danh sách các khu vực rủi ro, thì Vương quốc Anh hiện đang theo dõi các cụm dịch ở miền bắc đất nước và một số thị trấn có thể sẽ sớm đối mặt lại với tình trạng phong toả.

Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết: “Để ngăn chặn đỉnh dịch thứ hai và giữ COVID-19 trong tầm kiểm soát, chúng tôi cần can thiệp mạnh mẽ và có mục tiêu ở những nơi có sự gia tăng đột biến các ca bệnh”.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
Return to top