Thế giới

EU đặt mục tiêu tiêm vaccine COVID-19 cho ít nhất 40% dân số

ClockThứ Năm, 27/08/2020 12:48
TTH.VN - Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), Anh và các đối tác của EU đã nhất trí về kế hoạch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho ít nhất 40% dân số, tin từ Reuters hôm qua (26/8) cho biết.

Cuba bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa Covid-19 tiềm năngWHO: 172 quốc gia tham gia vào kế hoạch vaccine COVID-19 toàn cầuChạy đua điều chế vaccine COVID-19: 165 loại vaccine đang được nghiên cứuNga đặt tên cho vaccine chống Covid-19 đầu tiên là Sputnik V

EU lên kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho ít nhất 40% dân số. Ảnh minh hoạ: TASS/Nhandan

Mục tiêu này của EU về tiêm chủng sớm hiện cao gấp đôi so với mục tiêu mà WHO đặt ra, vốn chỉ nhằm mua vaccine ban đầu cho 20% những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới thông qua một chương trình mua vaccine toàn cầu.

EU ước tính rằng tỷ lệ dân số cần được tiêm chủng ban đầu, nếu là loại vaccine 1 mũi tiêm, sẽ ít nhất là 40%. Kế hoạch này được cho là có thể làm giảm khả năng cung cấp các liều vaccine có thể cho các nước kém phát triển.

Cho đến nay, vẫn chưa có loại vaccine phòng ngừa COVID-19 nào được phê duyệt, ngoại trừ một loại được ủy quyền ở Nga trước khi thử nghiệm quy mô lớn. Việc cung cấp vaccine tiềm năng dự kiến ​​sẽ bị hạn chế trong một thời gian dài do năng lực sản xuất có hạn.

Kế hoạch được các chuyên gia y tế từ các quốc gia thành viên EU cũng như Anh, Thụy Sĩ, Na Uy và các nước Balkan thông qua vào cuối tháng 7 cho biết, “việc tăng thêm các nhóm nguy cơ đến hiện tại sẽ khiến tỷ lệ dân số cần tiêm chủng vaccine tăng lên 40%, tùy thuộc vào tình hình và nhân khẩu học ở các quốc gia”. 

Kế hoạch này phân loại "các nhóm ưu tiên" chiếm 200 triệu trên tổng số 450 triệu dân EU, bao gồm những người mắc bệnh mãn tính, người già và nhân viên y tế. Những người khỏe mạnh làm việc trong các dịch vụ công quan trọng, chẳng hạn như giáo dục và giao thông công cộng, cũng được đưa vào nhóm ưu tiên mặc dù ước tính số lượng người thuộc nhóm này không có trong kế hoạch tiêm chủng ban đầu của EU. Chính sự bổ sung thêm nhóm này đã nâng mục tiêu tiêm chủng ban đầu của EU lên hơn 40% dân số.

Theo Reuters, mục tiêu của kế hoạch là đạt được khả năng miễn dịch theo nhóm cho người dân EU, có thể đạt được bằng các chiến dịch tiêm chủng tiếp theo sau khi đạt được mục tiêu 40%.

Kế hoạch không đưa ra mốc thời gian về tốc độ mong đợi để có thể đạt được mục tiêu, nhưng chỉ ra các công tác hậu cần cần có cho một chương trình tiêm chủng rộng lớn, bao gồm từ vận chuyển lạnh đến cung cấp kim tiêm và thiết lập các địa điểm tiêm chủng với khả năng có sự tham gia của quân đội và bảo vệ dân sự.

Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, đã nhiều lần tuyên bố ủng hộ cách tiếp cận toàn cầu, toàn diện về vaccine COVID-19 nhằm cung cấp quyền tiếp cận công bằng cho tất cả mọi người trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng kế hoạch hiện tại được xem là ưu tiên cho người dân EU, từ đó làm suy yếu cách tiếp cận toàn cầu.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Thêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Liberia, Benin và Sierra Leone vừa triển khai vaccine sốt rét nhằm tiêm chủng cho hàng triệu trẻ em trên khắp ba quốc gia Tây Phi này.

Thêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét
Return to top