Thế giới

WHO: Giải pháp toàn cầu đối với COVID-19 đang hiện hữu

ClockThứ Tư, 23/09/2020 06:05
TTH - Đại dịch COVID-19 là một "cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có, đòi hỏi một phản ứng toàn cầu chưa từng có", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết; đồng thời tiết lộ kế hoạch để 2 tỷ liều vắc-xin ngừa COVID-19 có sẵn vào cuối năm 2021.

WHO: Số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng kỷ lục trong một ngàyWHO kêu gọi các nước không chủ quan trước sự phát triển của vaccine Covid-19WHO hy vọng đại dịch COVID-19 sẽ kéo dài không quá 2 năm

Vắc-xin ngừa COVID-19 được phát triển trong một phòng thí nghiệm ở Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Phát biểu tại một cuộc họp báo với Liên minh Toàn cầu về Vắc-xin và Tiêm chủng (GAVI) và Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), người đứng đầu WHO nói rằng, các thỏa thuận cam kết đã được bảo đảm và Cơ sở COVAX sẽ bắt đầu ký kết hợp đồng với các nhà sản xuất và phát triển vắc-xin.

Mục tiêu bao trùm của Cơ sở COVAX là đảm bảo tất cả các quốc gia đều có thể tiếp cận vắc-xin cùng một lúc, và ưu tiên sẽ được dành cho những quốc gia có nguy cơ cao nhất. “Cơ sở COVAX giúp kiểm soát đại dịch, cứu sống, đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế và đảm bảo cuộc đua về vắc-xin là một nỗ lực chung, không phải là một cuộc thi mà chỉ những quốc gia giàu mới có thể giành chiến thắng”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh.

Cho đến nay, 3 tỷ USD đã được đầu tư vào dự án đối tác toàn cầu ACT Accelerator, chỉ bằng 1/10 trong số 35 tỷ USD cần thiết để mở rộng quy mô và tác động của dự án. Theo người đứng đầu WHO, 5 tỷ USD là cần thiết "ngay lập tức để duy trì động lực và đi đúng hướng để đạt được những mốc thời gian đầy tham vọng. Chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng và chúng ta cần gia tăng đáng kể cam kết chính trị và tài chính của các quốc gia".

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng trích dẫn các ước tính cho thấy, một khi vắc-xin hiệu quả được phân phối, việc đi lại và thương mại quốc tế sẽ được khôi phục hoàn toàn, "lợi ích kinh tế sẽ vượt xa" khoản đầu tư cần thiết dành cho ACT Accelerator. "Đây không chỉ là điều đúng đắn cần làm, mà còn là điều thông minh cần làm", nhà lãnh đạo WHO nói thêm.

Trong một động thái liên quan, Tổng Giám đốc Điều hành GAVI, ông Seth Berkley cho hay: “COVAX hiện đang hoạt động. Các Chính phủ từ mọi châu lục đã chọn làm việc cùng nhau, không chỉ để đảm bảo vắc-xin cho dân số của họ, mà còn giúp đảm bảo vắc-xin luôn sẵn có cho những người dễ bị tổn thương nhất ở mọi nơi”.

“Với những cam kết mà chúng tôi công bố đối với Cơ sở COVAX, cũng như mối quan hệ hợp tác lịch sử mà chúng tôi đang phát triển với ngành công nghiệp này, giờ đây chúng ta có cơ hội tốt hơn nhiều để kết thúc giai đoạn nguy cấp của đại dịch này, một khi vắc-xin an toàn và hiệu quả có sẵn”, ông Seth Berkley lập luận.

Ngoài ra, Giám đốc Điều hành CEPI, ông Richard Hatchett cho rằng, việc cùng nhau giải quyết đại dịch của cộng đồng quốc tế là “một khoảnh khắc mang tính bước ngoặt trong lịch sử y tế cộng đồng”. Sự lây lan toàn cầu của đại dịch COVID-19 đồng nghĩa rằng, chỉ thông qua việc tiếp cận công bằng và đồng thời với vắc-xin COVID-19, chúng ta mới có thể hy vọng chấm dứt đại dịch này. Các quốc gia làm việc cùng nhau theo cách này cho thấy sự thống nhất về mục đích và quyết tâm chấm dứt giai đoạn nguy cấp của đại dịch. Chúng ta đã có một bước tiến nhảy vọt hướng tới mục tiêu đó, vì lợi ích của tất cả mọi người, Giám đốc Điều hành CEPI khẳng định.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
Return to top