Thế giới

Cơ chế COVAX: “Chúng ta hãy cùng bơi hoặc cùng chìm với nhau”

ClockThứ Ba, 02/03/2021 15:23
TTH.VN - Cơ chế COVAX dường như đang là đề tài sôi nổi trong những ngày gần đây, nhất là khi Ghana và Côte d’Ivoire – 2 quốc gia đầu tiên ở châu Phi vừa được tiếp nhận những lô vaccine COVID-19. Vậy cơ chế COVAX là gì và tại sao lại quan trọng như vậy?

Nhóm G7 thúc đẩy cam kết hỗ trợ vắc-xin cho các nước nghèo hơnCa Covid-19 toàn cầu vượt 89 triệu, WHO kêu gọi nước giàu chia sẻ vaccineHàn Quốc hỗ trợ 10 triệu USD để cung cấp vaccine COVID-19 cho các nước đang phát triểnĐã đến lúc các nước hỗ trợ nỗ lực vaccine COVID-19 toàn cầuWHO: 172 quốc gia tham gia vào kế hoạch vaccine COVID-19 toàn cầu

Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca nằm trong danh mục vaccine được phân phối theo cơ chế COVAX. Ảnh: Nhandan

1. COVAX là gì?

COVAX là một sáng kiến đa phương do Tổ chức Y tế Thế giới WHO và các đối tác quốc tế khởi xướng, nhằm phát triển một bộ công cụ để chống lại đại dịch COVID-19. WHO cho biết chương trình này đã nhận được sự ủng hộ nhanh nhất và sự phối hợp sâu rộng nhất trong lịch sử để chống lại dịch bệnh, với mục tiêu phân phối 2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19, chủ yếu cho các nước nghèo, vào năm 2021.

“Không ai an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn”, đây được coi là câu “thần chú” của WHO kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu. Tuy nhiên, các quốc gia giàu có hơn có đủ nguồn lực để đặt hàng trước một lượng lớn vaccine, nhằm đảm bảo rằng công dân nước họ là những người đầu tiên trong hàng dài chờ vaccine khi các công ty dược phẩm được bật đèn xanh. Điều này khiến các chuyên gia nhân quyền của LHQ lo ngại về tình trạng “tích trữ vaccine”, nhấn mạnh rằng vaccine phải được phân phối cho tất cả mọi người.

2. COVAX hoạt động như thế nào?

Với hơn 2 tỷ USD được tài trợ bởi các quốc gia giàu hơn và các nhà tài trợ tư nhân, cơ chế COVAX được khởi xướng từ những tháng đầu của đại dịch nhằm đảm bảo rằng những người sống ở các quốc gia nghèo hơn sẽ không bị bỏ rơi khi các vaccine thành công được tung ra thị trường. 

Theo đó, khoảng 92 quốc gia có thu nhập thấp đang mua vaccine với sự hỗ trợ từ COVAX, và dự kiến ​​những công dân nghèo nhất sẽ được tiêm chủng miễn phí. Khoảng 80 nền kinh tế có thu nhập cao hơn tuyên bố sẽ mua vaccine từ ngân sách của mình.

3. Những loại vaccine nào đang được phân phối thông qua COVAX?

Đến cuối năm 2020, WHO đã đặt gần 2 tỷ liều vaccine hiện có và vaccine tiềm năng để sử dụng trên toàn thế giới. Với việc tập hợp được một kho vaccine khổng lồ như vậy, WHO có thể tự tin nói rằng COVAX sẽ phân phối đủ liều lượng vaccine để bảo vệ các nhân viên y tế và ở tất cả các nước thành viên vào giữa năm 2021.

Khoảng 1,2 triệu liều vaccine của Pfizer-BioNTech sẽ được chuyển đến 18 quốc gia trong quý I/2021 trên tổng số 40 triệu liều đã được ký kết. Một đợt triển khai lớn hơn nhiều với khoảng 336 triệu liều vaccine của AstraZeneca sẽ được gửi đến gần như tất cả các quốc gia đã đăng ký chương trình COVAX, từ Afghanistan cho đến Zimbabwe.

4. Những quốc gia nào đang nhận những liều vaccine COVID-19 đầu tiên?

Người dân châu Phi sẽ được phân phối vaccine COVID-19 theo cơ chế COVAX. Ảnh: TTXVN

Ngày 24/2, khoảng 600.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca đã đến Ghana. Động thái được WHO hoan nghênh như một bước đi lịch sử hướng tới mục tiêu đảm bảo phân phối vaccine công bằng trên toàn thế giới. Trước đó, hơn nửa triệu liều vaccine của AstraZeneca cũng đã được chuyển đến Côte d’Ivoire.

Những lô hàng này là một phần trong 90 triệu liều vaccine đầu tiên sẽ được chuyển đến châu Phi theo cơ chế COVAX trong nửa đầu năm 2021, hỗ trợ việc tiêm chủng cho khoảng 3% những người cần được bảo vệ nhất, bao gồm cả nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương khác.

Người ta hy vọng rằng đến cuối năm nay, với sự có mặt của nhiều loại vaccine hơn và năng lực sản xuất tăng lên, 600 triệu liều sẽ được cung cấp và khoảng 20% ​​dân số châu Phi sẽ được tiêm chủng.

5. Tại sao cơ chế COVAX lại quan trọng?

Đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho con người. Hơn 2 triệu người trên toàn thế giới đã thiệt mạng vì COVID-19, trong khi rất nhiều người khác phải nhập viện và tình trạng vẫn tiếp tục xấu đi. Ngoài ra, hàng tỷ người khác cũng bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phong toả, hạn chế đi lại và các biện pháp khác được áp dụng để làm chậm sự lây lan của virus. Hàng triệu người mất việc khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và các dịch vụ y tế bị quá tải, khiến bệnh nhân mắc các bệnh không liên quan đến COVID khó được điều trị hơn.

Do đó, nhiều người hy vọng rằng vaccine được phân phối theo cơ chế COVAX sẽ góp phần đảo ngược các xu hướng gây hại đó và đưa thế giới trở lại trạng thái bình thường.

Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghrebeyesus từng nhấn mạnh rằng COVAX không phải là một nỗ lực từ thiện vì trong một nền kinh tế toàn cầu có tính kết nối cao, thì phát triển vaccine hiệu quả và được phổ biến rộng rãi ở tất cả các quốc gia là cách nhanh nhất để chấm dứt đại dịch, khởi động lại nền kinh tế toàn cầu, và đảm bảo sự phục hồi bền vững. Theo ông, vì “không ai an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn”, cho nên chúng ta sẽ “cùng bơi hoặc cùng chìm với nhau”.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Thêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Liberia, Benin và Sierra Leone vừa triển khai vaccine sốt rét nhằm tiêm chủng cho hàng triệu trẻ em trên khắp ba quốc gia Tây Phi này.

Thêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét
Return to top