Thế giới

WHO cảnh báo làn sóng COVID-19 mới ở châu Phi

ClockThứ Sáu, 07/05/2021 21:13
TTH - Theo Tờ Business Times ngày 7/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa lên tiếng cảnh báo về một làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới ở châu Phi, do nguồn cung vaccine bị trì hoãn, việc triển khai vaccine chậm và các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX

Nhân viên y tế tại thủ đô Khartoum, Sudan được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Văn phòng châu Phi của WHO cho biết, châu lục này phải bắt kịp những khu vực còn lại của thế giới trong việc triển khai vaccine. “Sự trì hoãn trong việc phân phối các liều vaccine từ Viện Huyết thanh của Ấn Độ dành cho châu Phi, sự chậm trễ trong triển khai vaccine và sự xuất hiện của các biến thể mới đồng nghĩa với nguy cơ một làn sóng lây nhiễm mới vẫn rất cao tại châu Phi”, cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc nhận định trong một tuyên bố. Theo đó, những biến thể mới của virus SARS-CoV-2, như các biến thể xuất hiện ở Ấn Độ và Nam Phi có thể gây ra “làn sóng thứ 3” trên lục địa này.

Giám đốc WHO khu vực châu Phi Matshidiso Moeti nói thêm: “Thảm kịch ở Ấn Độ không nhất thiết phải xảy ra ở châu Phi, nhưng tất cả chúng ta phải cảnh giác ở mức cao nhất có thể”. Theo WHO, một số quốc gia châu Phi đã đi đầu trong việc triển khai vaccine. Dù vậy, cho đến nay, chỉ chưa đến 1/2 trên tổng số 37 triệu liều vaccine ở châu Phi được sử dụng. Châu Phi hiện chỉ chiếm 1% số liều vaccine được sử dụng trên toàn cầu, giảm từ mức 2% cách đây vài tuần, bởi chiến dịch triển khai vaccine ở các khu vực khác đang tiến triển nhanh hơn nhiều.

Những đợt phân phối vaccine đầu tiên cho 41 quốc gia châu Phi theo chương trình COVAX đã được bắt đầu hồi tháng 3; tuy nhiên, 9 quốc gia cho đến nay chỉ mới triển khai 1/4 số liều nhận được, trong khi 15 quốc gia đã sử dụng chưa đến 1/2 số liều được phân bổ. Đáng chú ý, tỷ lệ tiêm chủng ở châu Phi ở mức thấp nhất thế giới. Trên toàn cầu, trung bình 150 liều vaccine trên 1.000 người đã được triển khai; nhưng ở châu Phi cận Sahara, chỉ có 8 liều trên 1.000 người.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Business Times & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét

Nhóm đặc nhiệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về biến đổi khí hậu, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) và sốt rét vừa hợp tác với Diễn đàn Reaching the Last Mile (RLM) công bố một đánh giá trên hơn 42.690 nghiên cứu cho thấy, vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tác động thực tế và tiềm ẩn của những thay đổi của các hình thái khí hậu đối với bệnh sốt rét và NTD.

Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét
WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Liên hợp quốc cảnh báo:
Thế giới đang bên bờ vực thẳm về khí hậu

Đáp lại kết quả của một cuộc khảo sát do The Guardian thực hiện cho thấy hàng trăm chuyên gia khí hậu hàng đầu thế giới đã dự báo mức độ nóng lên toàn cầu sẽ vượt mục tiêu quốc tế là 1,5 độ C, Liên hợp quốc (LHQ) mới đây ra cảnh báo, thế giới đang bên bờ vực thẳm về khí hậu.

Thế giới đang bên bờ vực thẳm về khí hậu
Return to top