Thế giới

OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu mỏ đến năm 2025

ClockThứ Ba, 04/06/2024 05:48
TTH - Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác, còn gọi là OPEC+ đã nhất trí gia hạn hầu hết các mức cắt giảm sản lượng dầu mỏ đến năm 2025, vượt dự báo của các chuyên gia, khi nhóm này tìm cách củng cố thị trường trong bối cảnh nhu cầu tăng trưởng yếu, lãi suất cao…

OPEC duy trì dự báo nhu cầu dầu và triển vọng kinh tế toàn cầuCác nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu nhờ kinh tế ổn địnhOPEC+ sẽ duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ đến cuối năm 2023

 Biểu tượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tại trụ sở của OPEC ở thủ đô Vienna, Áo. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Được biết, giá dầu giao dịch ở mức gần 80 USD/thùng, thấp hơn mức mà nhiều thành viên OPEC+ cần để cân bằng ngân sách. Kể từ cuối năm 2022, OPEC+ đã thực hiện một loạt các đợt cắt giảm sâu về sản lượng.

Các thành viên OPEC+ hiện đang cắt giảm sản lượng tổng cộng 5,86 triệu thùng/ngày (bpd), trong đó bao gồm mức cắt giảm 3,66 triệu thùng/ngày, dự kiến sẽ hết hạn vào cuối năm 2024; và việc tự nguyện cắt giảm của 8 thành viên ở mức 2,2 triệu thùng/ngày, sẽ hết hạn vào cuối tháng 6 này.

Trong động thái mới nhất, OPEC+ đã nhất trí gia hạn mức cắt giảm 3,66 triệu thùng/ngày thêm một năm cho đến cuối năm 2025, đồng thời gia hạn mức cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày thêm 3 tháng cho đến cuối tháng 9 năm nay. Tiếp đó sẽ dành một năm để giảm dần mức cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 10/2024 cho đến cuối tháng 9/2025.

Các nhà phân tích đã dự báo OPEC sẽ gia hạn việc cắt giảm tự nguyện thêm vài tháng do giá dầu giảm và nhu cầu trì trệ. Các quốc gia đã tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu mỏ là Algeria, Iraq, Kazakhstan, Kuwait, Oman, Nga, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE).

Ngoài ra, nhóm này cũng đưa ra yêu cầu về sản lượng cho năm 2025 đối với các nước trong và ngoài OPEC+, về cơ bản giống như những yêu cầu của năm nay. Trong đó, hạn ngạch sản lượng của Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) tăng thêm 300.000 thùng/ngày, mức tăng này sẽ được thực hiện từng bước trong thời gian từ tháng 1 - 9/2025.

Bất chấp việc cắt giảm sản lượng của OPEC+, tương đương khoảng 5,7% nguồn cung dầu thô toàn cầu, và căng thẳng đang diễn ra ở khu vực Trung Đông, giá dầu toàn cầu vẫn giảm khoảng 10% kể từ khi chạm mức cao nhất trong 5 tháng hồi đầu tháng 4 vừa qua.

“Thỏa thuận này sẽ xoa dịu nỗi lo của thị trường về việc OPEC+ bổ sung thêm dầu vào thời điểm mà mối lo ngại về nhu cầu vẫn còn lớn”, bà Amrita Sen, đồng sáng lập Công ty tư vấn Energy Aspects nhận định.

Theo một tuyên bố liên quan trên trang web chính thức của OPEC, các quyết định mới nhất được đưa ra nhằm “đạt được và duy trì một thị trường dầu mỏ ổn định, đồng thời cung cấp hướng dẫn dài hạn và minh bạch cho thị trường, phù hợp với cách tiếp cận thận trọng, chủ động và ưu tiên”.

Trong báo cáo thị trường mới nhất, bất chấp giá dầu sụt giảm, OPEC vẫn duy trì dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu mạnh mẽ ở mức 2,2 triệu thùng/ngày trong năm 2024, và 1,8 triệu thùng/ngày trong năm 2025.

OPEC+ sẽ tổ chức cuộc họp tiếp theo vào ngày 1/12/2024.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Reuters, CNN & OPEC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IPO ở châu Âu sẽ được thúc đẩy nhờ việc cắt giảm lãi suất của ECB

Theo Ngân hàng Bank of America (BoA), việc cắt giảm lãi suất mang tính lịch sử của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể là sự thúc đẩy thị trường khu vực đối với các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Điều này đóng vai trò cần thiết để thúc đẩy một loạt các giao dịch trước thời gian tạm lắng thông thường trong mùa hè.

IPO ở châu Âu sẽ được thúc đẩy nhờ việc cắt giảm lãi suất của ECB
Trung Quốc lên kế hoạch cắt giảm khí thải CO2 ở các ngành công nghiệp chủ chốt

Theo kế hoạch vừa được Chính phủ Trung Quốc công bố, nước này đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2) của các ngành công nghiệp chủ chốt ở mức tương đương khoảng 1% tổng lượng khí thải quốc gia trong năm 2023, thông qua việc tăng hiệu quả trong mọi hoạt động từ sản xuất thép cho đến vận tải.

Trung Quốc lên kế hoạch cắt giảm khí thải CO2 ở các ngành công nghiệp chủ chốt
Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Rà soát, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính (TTHC) rườm rà là một trong những mục tiêu trọng tâm của công tác cải cách TTHC, nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp (DN).

Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính
Return to top