Thế giới

Quan chức châu Âu: EU cởi mở với tiền số nhưng cần có sự quản lý

ClockThứ Ba, 22/02/2022 11:46
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, quan chức EU cho biết bà mong rằng các quy định sẽ được ban hành để ngăn chặn tội phạm và các thành phần khủng bố lợi dụng tính nặc danh của tiền kỹ thuật số.

Thái Lan xây dựng du lịch tiền điện tửNắm bắt cơ hội trong nền kinh tế kỹ thuật số và nền kinh tế xanhVương quốc Anh, Singapore nhất trí về Hiệp định Kinh tế kỹ thuật số

Đồng tiền kỹ thuật số bitcoin. Ảnh: AFP/TTXVN

Khác với chính sách cấm giao dịch tiền số của Trung Quốc, châu Âu có thể là thị trường được quản lý lớn nhất trên toàn cầu đối với các đồng tiền kỹ thuật số.

Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich năm 2022, Ủy viên phụ trách nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) Ylva Johansson cho biết bà không phản đối tiền số. Nhưng bà mong rằng các quy định sẽ được ban hành để ngăn chặn tội phạm và các thành phần khủng bố lợi dụng tính nặc danh của loại tiền này.

Trong phiên thảo luận về quản lý tiền số và các hoạt động tội phạm mạng trong ngành kinh doanh tiền số tại hội nghị nói trên, bà Johansson cho biết châu Âu cởi mở với các loại tiền kỹ thuật số hơn so với Trung Quốc.

Tham dự hội nghị trên còn có Giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried và ông Christian Angermayer, nhà đầu tư sáng lập của Crypto Asset Group.

Ông Bankman-Fried thừa nhận rằng tội phạm có thể lợi dụng tiền số, song nhấn mạnh rằng các sàn giao dịch tiền số đã tăng cường các biện pháp kiểm soát. Trong khi đó, ông Angermayer cho rằng các tổ chức ngân hàng truyền thống thường “bỏ rơi” hàng tỷ người, trong khi công nghệ chuỗi khối (blockchain technology) được gắn liền với tiền số có thể giúp hàng tỷ người không được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng trên thế giới.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Lisa Monaco cho biết Mỹ đang tăng cường chiến dịch chống tội phạm trong lĩnh vực tiền số. Bà cho biết Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang nghiên cứu hành vi lạm dụng tiền số và hình thức mã độc tống tiền.

Tổ chức an ninh mạng chuyên trách trong vấn đề này có tên gọi The Ransomware and Digital Extortion Task Force đã được thành lập vào năm 2011.

Kể từ đó, lực lượng này đã thu hồi 2,3 triệu USD tiền chuộc sau vụ đường ống Colonial Pipeline bị tấn công bởi mã độc tống tiền.

Hội nghị nói trên được tổ thường niên tại Munich, Bavaria, để thảo luận về chính sách an ninh quốc tế. Năm nay, tiền kỹ thuật số được đưa vào nội dung thảo luận của hội nghị./.

Theo Vietnam+

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top