Thế giới

Thế giới gần 1 triệu ca tử vong, các nước châu Âu đối mặt với “mùa đông Covid-19”

ClockThứ Bảy, 26/09/2020 14:52
Theo thống kê, tính đến sáng nay (theo giờ Việt Nam), trên thế giới đã có hơn 32,5 triệu ca mắc Covid-19 và gần 1 triệu ca tử vong. Đáng lo ngại là tại khu vực châu Âu, nhiều quốc gia đã ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới cao kỷ lục, trong khi mùa Đông, khoảng thời gian hay bùng phát các dịch về đường hô hấp đang đến gần.

COVID-19: 5 tiêu chí quan trọng để nới lỏng giãn cách xã hộiChâu Á: Chỉ số tâm lý kinh doanh phục hồi mạnh mẽHiệu quả phòng chống dịch COVID-19 của người Việt ở Little SaigonKêu gọi thực hiện xét nghiệm COVID-19 trước mọi chuyến bayWHO: Giải pháp toàn cầu đối với COVID-19 đang hiện hữu

Ảnh: TeleTrader

Liên tiếp những cảnh báo được đưa ra trước diễn biến tái bùng phát dịch Covid-19 phức tạp ở châu Âu sau thời gian "Lục địa già" đã kiềm chế được đà lây lan của đợt dịch đầu tiên. Ngay trong bài phát biểu trên Đài truyền hình quốc gia mới đây, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phải tuyên bố, làn sóng dịch Covid-19 thứ hai là “điều không thể tránh”. Điều đó cũng báo hiệu châu Âu sẽ phải đối mặt với một "mùa Đông đại dịch Covid-19" hết sức khắc nghiệt nếu các nước khu vực không tìm ra biện pháp hiệu quả để ngăn chặn đà lây lan của đợt dịch thứ hai này.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số ca mắc mới hằng tuần tại châu Âu bắt đầu xu hướng tăng từ giữa tháng 7 và đến tuần qua đã vượt ngưỡng 300.000 ca, cao hơn mức 264.675 ca từng ghi nhận khi dịch đạt đỉnh lần đầu hồi tháng 3. Nhiều nước Tây Âu như Anh, Pháp,  Hà Lan và Tây Ban Nha đang chứng kiến làn sóng dịch thứ hai với nhiều dấu hiệu đáng lo ngại hơn làn sóng đầu tiên. Trong đó,  ngày 24/9, Anh và Pháp đều ghi nhận các ca mắc mới Covid-19 tính theo ngày cao nhất kể từ khi bùng phạt dịch bệnh. Ở khu vực Đông Âu, số ca mắc mới tại một số nước cũng đã tăng cao trở lại, trong đó Ba Lan, Slovakia và Grudia ghi nhận mức cao nhất trong một ngày kể từ khi bùng dịch.

Trước tình hình này, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra cảnh báo rằng, dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang trở nên tồi tệ hơn so với mức đỉnh tháng 3 ở một số quốc gia thành viên. Đặc biệt, Ủy viên EU phụ trách y tế Stella Kyriakides cảnh báo nguy cơ "dịch chồng dịch" xảy ra đồng thời đại dịch Covid-19 và cúm mùa có khả năng gây chết người khi mùa Đông đến ở  châu Âu. Theo bà Kyriakides, thời gian này đang là cơ hội cuối cùng để ngăn dịch bệnh tái diễn như mùa Xuân vừa rồi.

“Chúng ta không thể hạ thấp cảnh giác. Cuộc khủng hoảng này không ở phía sau chúng ta. Hơn nữa, mùa Thu và mùa Đông là thời điểm dễ mắc các bệnh đường hô hấp hơn bao gồm cả bệnh cúm theo mùa. Để ngăn chặn những gì có thể là một đại dịch gây chết người là Covid-19 và bệnh cúm, có thể gây quá tải cho hệ thống y tế và dẫn đến nhiều thiệt hại về nhân mạng, chúng ta cần phải tăng tỷ lệ tiêm chủng”, bà Kyriakides nói.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cảnh báo tình hình dịch bệnh tại châu Âu sẽ phức tạp hơn trong tháng 10 và tháng 11 tới, với số ca tử vong có thể tăng cao và các quốc gia châu Âu cần chuẩn bị sẵn sàng ứng phó.

Giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới Mike Ryan nói: "Châu Âu là khu vực rộng lớn gồm 55 quốc gia trải dài từ Trung Á đến Iceland. Vì vậy rất khó để đưa ra lời khuyên về các biện pháp phòng dịch chung cho toàn bộ khu vực châu Âu. Nhưng nhìn chung, chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các ca mắc Covid-19, đặc biệt là trong vòng 14 ngày qua, tình hình là rất đáng lo ngại”.

Tổ chức Y tế thế giới cũng kêu gọi chính phủ và người dân không nên đặt toàn bộ lòng tin vào một loại vaccine ngừa Covid-19 khi mà hiện vẫn chưa rõ liệu có một loại vaccine thực sự hiệu quả không và liệu vaccine đó có được phân phối tới tất cả hay không. Thay vào đó, chính phủ và người dân các nước cần nâng cao ý thức cảnh giác, tuân thủ các quy định phòng dịch để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top