ClockThứ Tư, 06/03/2019 14:45

1.700 loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nhu cầu sử dụng đất gia tăng

TTH.VN - Những loài này sẽ mất khoảng 30% - 50% môi trường sống vào năm 2070, trong đó bao gồm 886 loài thuộc nhóm lưỡng cư, 436 loài chim và 376 loài động vật có vú.

Thuốc lá – kẻ giết người và giết hành tinhASEAN chung tay chống rác thải nhựa đại dươngNguồn cung thực phẩm đang bị đe dọa do suy giảm đa dạng sinh họcThu hẹp đa dạng sinh học đang đe dọa loài ngườiASEAN kêu gọi hội nhập để bảo tồn đa dạng sinh học

1.700 loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng gia tăng. Ảnh: Devdiscourse

Được đăng tải trên tạp chí Nature Climate Change, kết quả của một bài nghiên cứu chỉ ra rằng nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng của con người có thể đẩy 1.700 loài lưỡng cư, chim và động vật có vú đến bờ vực tuyệt chủng trong vòng 50 năm tới bằng cách thu hẹp môi trường sinh sống của những loài động vật này.

Đây là kết luận được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu kết hợp thông tin về phân bổ địa lý của khoảng 19.400 loài động vật trên khắp thế giới và sự thay đổi về diện tích đất trong tương lai.

Phát biểu về vấn đề này, Walter Jetz – Giáo sư tại Đại học Yale (Mỹ) cho biết: “Những phân tích của chúng tôi liên kết những đặc điểm, số liệu hợp lý thể hiện tác động của việc sử dụng đất với đa dạng sinh học. Nhờ vào những thay đổi liên quan đến mức độ che phủ của đất trên toàn cầu, những phân tích phân tích cho phép chúng tôi hiểu rõ những quyết định về kinh tế và chính trị sẽ gây nên tình trạng suy giảm phạm vi môi trường sống của nhiều loài trên thế giới như thế nào”.

Cụ thể, với sự thay đổi trong sử dụng đất như hiện nay, dự kiến sẽ có đến 1.700 loài đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ngày càng cao trong 50 năm tới. Thêm vào đó, những loài này sẽ mất khoảng 30% - 50% môi trường sống vào năm 2070, trong đó bao gồm 886 loài thuộc nhóm lưỡng cư, 436 loài chim và 376 loài động vật có vú.

Một số loài sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao nhất bao gồm: ếch vằn Lombok (Indonesia), chim pale-browed treehunter thuộc họ nhà Furnariidae (Brazil)... Thêm vào đó, các loài sống trong khu vực Trung và Đông Phi, Trung bộ châu Mỹ cổ đại (Mesoamerica), Nam Mỹ và Đông Nam Á đều chứng kiến nguy cơ thu hẹp môi trường sống và tuyệt chủng gia tăng.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNCTAD: Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số

Mới đây, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đã công bố báo cáo cho thấy tác động đáng kể đến môi trường của lĩnh vực kỹ thuật số toàn cầu và gánh nặng không cân xứng mà các nước đang phát triển phải gánh chịu. Báo cáo nhấn mạnh rằng, trong khi số hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mang lại những cơ hội đặc biệt cho các nước đang phát triển thì hậu quả về môi trường của nó ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đáng lưu ý, các nước đang phát triển vẫn bị ảnh hưởng không đồng đều cả về kinh tế và sinh thái do sự phân chia về phát triển và kỹ thuật số hiện có.

UNCTAD Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số
Khi bảo vệ môi trường thành thói quen

Ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn môi trường sống xanh - sạch - đẹp, các cấp hội phụ nữ huyện Quảng Điền đã xây dựng nhiều cách làm ý nghĩa, thiết thực, mang lại hiệu quả cao.

Khi bảo vệ môi trường thành thói quen
Chuyển biến môi trường nông thôn mới

“Ngày Chủ nhật xanh” trở thành phong trào xuyên suốt trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh. Phong trào này đang ngày một lan tỏa, làm chuyển biến nhận thức người dân trong bảo vệ môi trường khu dân cư, đồng ruộng gắn với xây dựng đô thị văn minh.

Chuyển biến môi trường nông thôn mới
Phải được chấn chỉnh

Người xưa có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, ý khuyên mọi người phải ý tứ, phải biết học cách hành xử lịch sự, văn hóa, phải đạo với từng hành vi trong cuộc sống.

Phải được chấn chỉnh
Return to top