ClockThứ Ba, 23/07/2019 15:06

Các thành phố của Đức đấu tranh để hạn chế tình trạng thiếu nhà ở

TTH.VN - Trong nhiều năm qua, thị trường bất động sản của Đức đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu nhà ở, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Một nghiên cứu mới đây kết luận rằng rất khó để thay đổi tình hình này do giá nhà liên tục tăng.

Chuyện đến trường của những đứa trẻ vùng chiến sựLo ngại nồng độ chì, các trường học gần nhà thờ Đức Bà Paris được yêu cầu dọn dẹpĐức: Xuất khẩu phục hồi vượt kỳ vọng trong tháng 5/2019Cố đô Bagan của Myanmar được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCONữ Bộ trưởng Quốc phòng Đức sẽ là Chủ tịch Uỷ ban châu ÂuASEAN trên con đường tham vọng có nhiều di sản thế giớiKhai mạc hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản

Do tình trạng thiếu nhà ở nên nhiều người phải xếp hàng dài mới mua được nhà ở Đức. Nguồn: DW

Việc tìm kiếm một căn nhà có giá vừa phải trở nên ngày càng khó khăn cho người dân ở Đức. Thị trường nhà khan hiếm, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Điều đó, có nghĩa là giá nhà đang tiếp tục tăng lên. Không gian nhà ở là một mặt hàng hiếm trong cả nước Đức hiện nay.

Viện Kinh tế Đức (IW) tại Cologne đã đưa ra những con số cụ thể để nhấn mạnh tình trạng thiếu nhà ở. Trong ba năm qua, khoảng 283.000 căn hộ mới được xây dựng trên toàn quốc, theo một nghiên cứu gần đây của IW. Tuy nhiên, điều này chỉ đáp ứng khoảng 80% nhu cầu.

Để khỏa lấp khoảng cách giữa cung và cầu thì chính quyền cần phải xây mới khoảng 340.000 căn hộ trong năm nay và năm 2020. Bây giờ, điều đó tùy thuộc vào chính quyền các thành phố, theo Ralf Henger - đồng tác giả của nghiên cứu. Họ cần phải cố gắng hơn để tạo điều kiện cho các hoạt động xây dựng.

Theo nghiên cứu này, các thành phố lớn đặc biệt bị tụt lại phía sau khi nói đến việc xây dựng nhà ở.

Ví dụ, tại Cologne và Stuttgart, chỉ có khoảng một nửa số căn hộ cần thiết được xây dựng trong thời gian qua. Trong khi đó, các thành phố Munich, Frankfurt và Berlin cũng xây dựng ít căn hộ hơn. Nói chung, số lượng căn hộ được xây dựng tại các thành phố lớn là không đủ.

Tuy nhiên, tình hình ở các khu vực nông thôn khá khác biệt, theo nghiên cứu của IW: “Mặc dù có một cuộc chiến thực sự đối với việc tìm kiếm nhà ở tại các khu vực có mật độ dân số cao, nhưng lại có quá nhiều nhà đang được xây dựng ở các quận và thành phố nhỏ”. Theo nghiên cứu, hơn 50% căn hộ vượt quá nhu cầu đã được xây dựng tại 69 trong số 401 thành phố độc lập cấp huyện của Đức trong hai năm qua. Kết quả là, nhiều bất động sản vẫn còn trống.

Anh Tuấn (Lược dịch từ DW)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

TIN MỚI

Return to top