ClockThứ Sáu, 08/03/2019 06:25

Chỉ đạt được bình đẳng giới tại nơi làm việc nếu nam giới làm việc nhà nhiều hơn

TTH.VN - Tiến bộ hướng tới bình đẳng giới tại nơi làm việc hầu như không cải thiện trong 1/4 thế kỷ qua, và sẽ chỉ tăng tốc một khi nam giới thực hiện nhiều hơn các nhiệm vụ chăm sóc không được trả lương, Liên Hiệp quốc (LHQ) cho biết nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3).

Thế giới tôn vinh và trao nhiều quyền hơn cho phụ nữHãy hành động để thay đổi cuộc sống phụ nữ mọi nơi trên thế giớiPhilippines dẫn đầu bảng xếp hạng bình đẳng giới ở châu ÁChâu Á-Thái Bình Dương cần thúc đẩy bình đẳng giới để đạt được sự phát triển bền vững

Sự chênh lệch về tỷ lệ việc làm giữa nam giới và nữ giới chỉ thu hẹp ít hơn 2% trong 27 năm qua. Ảnh: Reuters

Cụ thể, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) của LHQ lưu ý trong một báo cáo mới rằng, sự chênh lệch về tỷ lệ việc làm giữa nam giới và nữ giới chỉ thu hẹp ít hơn 2% trong 27 năm qua.

Trong năm 2018, nữ giới tiếp tục có khả năng có việc làm thấp hơn 26% so với nam giới, mặc dù các cuộc thăm dò ý kiến ​​cho thấy nhiều phụ nữ thích có việc làm hơn là ở nhà.

Theo ILO, có một số yếu tố ngăn chặn sự bình đẳng trong việc làm, yếu tố lớn nhất là gánh nặng chăm sóc mà nữ giới phải đảm đương.

"Trong 20 năm qua, lượng thời gian nữ giới dành cho công việc chăm sóc không được trả lương và công việc gia đình hầu như không giảm, trong khi lượng thời gian này của nam giới tăng chỉ 8 phút mỗi ngày", bà Manuela Tomei, người đứng đầu Bộ phận Điều kiện làm việc và Bình đẳng giới của ILO nhấn mạnh.

Với tốc độ này, bà Manuela Tomei cho rằng: "Sẽ mất hơn 200 năm để đạt được sự bình đẳng về thời gian dành cho công việc chăm sóc không được trả lương".

Cũng theo báo cáo của ILO, gần 22% nữ giới trong độ tuổi lao động trên toàn thế giới, tương đương 647 triệu người đang thực hiện những công việc chăm sóc không được trả lương trên cơ sở toàn thời gian, với mức độ cao tới 60% ở các quốc gia Ả Rập.

Trong khi đó, chỉ có 41 triệu nam giới, chiếm 1,5% thực hiện những công việc này trên cơ sở toàn thời gian.

"Sự phân chia công việc thiếu cân bằng trong gia đình giữa nam giới và nữ giới là một trong những đặc điểm lớn nhất của bất bình đẳng giới", báo cáo của ILO nhận định.

Trên toàn cầu, nữ giới dành trung bình 4 giờ 25 phút mỗi ngày để thực hiện công việc chăm sóc không được trả lương, so với 1 giờ 23 phút của nam giới.

"Do tỷ lệ thời gian dành cho công việc chăm sóc không được trả lương không tương xứng, những nữ giới làm việc được trả lương thường được cho là đi làm “ca thứ hai”", báo cáo cho biết; đồng thời nói thêm rằng, điều này có kết quả tiêu cực đối với sức khỏe và hạnh phúc của nữ giới, cũng như khả năng thăng tiến trong công việc.

Qua đó, Tổng giám đốc ILO, ông Guy Ryder nhấn mạnh sự cần thiết phải "tăng tốc hành động, nhằm cải thiện tiến bộ về bình đẳng giới tại nơi làm việc".

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Thủy phát động Tháng bình đẳng giới năm 2024

“Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” là chủ đề Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 do thị xã Hương Thủy tổ chức sáng 29/11.

Hương Thủy phát động Tháng bình đẳng giới năm 2024
Kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới

Trong 2 ngày 25 và 26/11, tại TP. Huế, Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh.

Kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới
Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp

Báo cáo mới của Chính phủ Australia cho biết khoảng cách lương theo giới tính ở nước này đã thu hẹp theo từng năm, mặc dù vẫn chênh lệch ở mức hơn 20% tại các công ty tư nhân ở Australia, và trung bình mỗi năm, nhân viên nữ vẫn kiếm được ít hơn 28.425 AUD so với đồng nghiệp nam của họ.

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp
Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tại các khu công nghiệp

Trong những năm qua, ESG - bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố về phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng đã trở thành mục tiêu theo đuổi của doanh nghiệp toàn cầu. Tại Việt Nam, có đến 80% doanh nghiệp cam kết, lên kế hoạch triển khai bộ tiêu chí này. Theo đó, xây dựng giá trị xã hội là yếu tố quan trọng hàng đầu của ESG để tạo lập môi trường bình đẳng cho người lao động tại nơi làm việc.

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tại các khu công nghiệp
Return to top