Ảnh minh họa: CNBC
Theo Liên Hiệp quốc, thực phẩm bị lãng phí trong chuỗi cung ứng, nhất là các thực phẩm bị bỏ lại trên bàn ăn là một trong những tác nhân đóng góp lớn nhất vào biến đổi khí hậu toàn cầu khi mỗi năm tạo ra đến 4,4 gigaton Carbon Dioxide. Nếu thực phẩm lãng phí là một quốc gia, nó có thể là quốc gia lớn thứ 3, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.
Nhận thấy mức độ nghiêm trọng, ngày càng nhiều quốc gia đang thức tỉnh về tầm quan trọng trong việc các doanh nghiệp đưa ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Liên Hiệp quốc chỉ ra rằng, cái giá phải trả cho những ảnh hưởng đối với xã hội, kinh tế và môi trường trị giá khoảng 2,5 nghìn tỷ mỗi năm. Điều này cùng lúc tạo ra làn sóng của rất nhiều doanh nghiệp kỳ vọng có thể góp sức thông qua các giải pháp xử lý lãng phí thực phẩm.
The Food Bank Singapore – một ngân hàng thức ăn có trụ sở tại Singapore được thành lập với hoạt động chính là thu thập thực phẩm dư thừa từ các nhà cung cấp và phân phối lại cho các nhà tình thương và các tổ chức từ thiện.
Nichol Ng – Người đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận này cho biết, The Food Bank Singapore nhắm mục tiêu cùng lúc giải quyết hai vấn đề là lãng phí thực phẩm và khan hiếm thực phẩm bằng cách khuyến khích các cá nhân và tập đoàn quyên góp thực phẩm thừa để tái phân phối cho những người cần chúng hơn.
Tuy nhiên, bà Nichol Ng cũng khẳng định rằng vẫn còn một chặng đường rất dài để khiến các cơ sở cung cấp thực phẩm giảm hạn chế lãng phí tại nguồn.
Nhờ vào các công ty năng lượng đơn cử như HomebiAF có trụ sở ở Israel, các phế phẩm của thực phẩm không sử dụng được có thể có công dụng mới như được chuyển hóa thành phân bón và khí đốt.
Cụ thể, doanh nghiệp HomebiAF sử dụng vi khuẩn để phá vỡ kết cấu của các loại thực phẩm, bao gồm trái cây, rau quả, thịt... và chuyển đổi chúng thành khí sinh học.
Trả lời báo giới CNBC, Người đồng sáng lập của HomeBiAF, Yair Teller nhận định công nghệ này là một giải pháp rõ ràng và hiệu quả để giải quyết vấn đề lãng phí thực phẩm, cùng lúc giải quyết cả vấn đề thiếu năng lượng.
Để có điện, nước nóng... nhằm phục vụ cho nhu cầu cần thiết của con người, tất cả đều có thể đến từ vật liệu hữu cơ, ông Yair Teller khẳng định. Theo cách này, con người hoàn toàn có thể tân dụng nguồn chất thải hữu cơ thải ra hằng ngày để làm những chuyện có ích hơn.
Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)