ClockThứ Năm, 25/01/2018 07:28

EU gạch tên 8 nước khỏi danh sách thiên đường trốn thuế

TTH.VN - Liên minh châu Âu (EU) vừa gạch tên 8 quốc gia, trong đó có cả Panama và Hàn Quốc khỏi danh sách thiên đường thuế đen mới đưa ra của họ sau khi các nước này đưa ra cam kết giải quyết các vấn đề tồn tại.

EU yêu cầu Anh đảm bảo hơn nữa quyền lợi của công dân EUEU yêu cầu Vương quốc Anh bảo đảm các quyền của công dân EUCác nhà lãnh đạo Nam Âu hướng tới một EU hùng mạnh hơn sau cú sốc BrexitEU sẽ chính thức phê chuẩn Hiệp định Canada-EU trong ngày 29/10

Hồ sơ Panama, bao gồm 11,5 triệu tài liệu mật của công ty luật Mossack Fonseca về các phi vụ tài chính đen. Ảnh: Economia


Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Tunisia, Mông Cổ, Ma Cao, Grenada và Barbados cũng đã được các bộ trưởng tài chính đưa ra khỏi danh sách trên, chỉ vài tuần sau khi khối này công bố danh sách ban đầu gồm có 17 nước ngoài EU.
 
Quyết định này đã đón nhận những lời chỉ trích từ các nhà hoạt động. Họ cho rằng các cam kết của EU trong việc giải quyết vấn đề trốn thuế sau vụ rò rỉ tài liệu "Panama Papers" năm ngoái giờ đã bị giảm sút.
 
Tám quốc gia nói trên sẽ nằm trong “danh sách xám" vì đã đưa ra các cam kết không rõ ràng đối với EU trong cải cách luật thuế.
 
Theo đó, danh sách đen hiện chỉ bao gồm 9 quốc gia: Samoa thuộc Mỹ, Bahrain, Guam, Quần đảo Marshall, Namibia, Palau, Saint Lucia, Samoa, Trinidad và Tobago.
 
Tuyên bố đã nêu ý kiến đồng thuận của các bộ trưởng EU rằng "danh sách đã được điều chỉnh dựa trên các đánh giá chuyên gia về các cam kết của các quốc gia trong nỗ lực khắc phục các khuyết điểm mà EU đã chỉ ra”.
 
"Trong mỗi trường hợp, các cam kết đó đã được thể hiện bằng các văn bản có chữ ký của các lãnh đạo cấp cao.”
 
Danh sách này được đưa ra một năm sau vụ rò rỉ hồ sơ “Panama” - một khối lượng dữ liệu khổng lồ từ một công ty luật nổi tiếng của Panama chứa đựng các phi vụ trốn thuế và rửa tiền lớn chưa từng có.
 
Danh sách thiên đường đen về thuế đã được đưa ra sau khi EU sàng lọc tổng cộng 92 quốc gia, và nó ​​sẽ được EU liên tục cập nhật.

Thế Vĩnh (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ từ ngày 30/9-1/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Ukhnaagiin Khurelsukh, hội kiến Chủ tịch Quốc hội Dashzegviin Amarbayasgalan và Thủ tướng Luvsannamsrain Oyun-Erdene. Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ.

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ
Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các mặt hàng cà-phê, gỗ và cao su của Việt Nam với kim ngạch hằng năm đạt gần 3 tỷ USD. Đây cũng là các mặt hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Quy định chống phá rừng (EUDR) sắp có hiệu lực thi hành. Quy định này sẽ tác động lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt.

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU

TIN MỚI

Return to top