ClockThứ Sáu, 03/02/2017 06:43

FAO: Giá lương thực toàn cầu tăng mạnh trong tháng 1/2017

TTH.VN - Giá lương thực toàn cầu tăng đáng kể trong tháng 1 vừa qua, dẫn đầu bởi mức tăng ở đường và ngũ cốc, ngay cả khi thị trường vẫn được cung cấp đầy đủ, số liệu hàng tháng của Liên Hiệp quốc (LHQ) cho thấy.

Haiti ước tính thiệt hại 580 triệu USD trong nông nghiệp do bãoLHQ nhấn mạnh vai trò của thương mại trong an ninh lương thựcFAO: Giá lương thực toàn cầu giảm nhẹ trong tháng 7

Nông dân đang tuốt lúa ở làng Kamangu, Cộng hòa Dân chủ Congo. Ảnh: FAO

Theo một thông cáo báo chí của Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), chỉ số giá lương thực tháng 1/2017 - đo lường sự thay đổi hàng tháng về giá cả quốc tế của 5 nhóm hàng lương thực chính bao gồm: ngũ cốc, dầu thực vật, sữa, thịt và đường - trung bình đạt 173,8% trong tháng Giêng năm nay, giá trị cao nhất trong gần 2 năm qua, đánh dấu mức tăng 2,1% so với giá trị ước tính đã sửa đổi hồi tháng 12 vừa qua và tăng 16,4% so với mức năm ngoái.

Trong khi năm 2016 đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp chỉ số giá lương thực toàn cầu giảm, thì mức giá tháng 1/2017 đánh dấu tháng tăng thứ 6 liên tiếp.

Giá đường tăng 9,95% trong tháng, do kỳ vọng nguồn cung sẽ được thắt chặt kéo dài ở Brazil, Ấn Độ và Thái Lan.

Giá ngũ cốc đã tăng 3,4% từ tháng 12 năm ngoái, với giá lúa mì, ngô và gạo cũng ngày càng tăng. Theo FAO, giá lúa gạo Quốc tế cũng tăng, một phần do chương trình mua sắm hiện nay của nhà nước Ấn Độ, làm giảm số lượng dành cho xuất khẩu.

Gá dầu thực vật cũng tăng 1,8%, chủ yếu là do mức tồn kho toàn cầu thấp của dầu cọ cùng với sự phục hồi sản xuất chậm trong khu vực Đông Nam Á.

Số liệu mới nhất cho thấy, lượng dự trữ ngũ cốc toàn cầu lên tới 681 triệu tấn, tăng 1,5% từ ngày so với mức dự báo hồi tháng 12 năm ngoái và tăng 3% so với cả năm. Lượng tồn kho lúa mì thế giới có khả năng sẽ đạt mức kỷ lục mới là 245 triệu tấn, đánh dấu sự gia tăng 8,3% hàng năm. Lượng tồn kho hạt thô được dự báo sẽ tăng trưởng 0,7% đạt mức cao thứ hai từng được ghi nhận, trong khi lượng tích trữ gạo có sự giảm nhẹ mặc dù kết thúc mùa thu hoạch ở gần mức kỷ lục 170 triệu tấn.

FAO cũng đã nâng mức dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2016 từ 15 triệu tấn đến 2.592 triệu tấn, chủ yếu do sản lượng thu hoạch lúa mì cao hơn dự kiến ​​tại Úc và Nga. Đối với cây lúa, lượng mưa dư thừa trên không phận của Việt Nam nhưng lại không đủ ở Sri Lanka có khả năng sẽ kiềm chế sản lượng gạo.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO

Các phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo và có mục tiêu hướng đến sự phát triển đang được chú ý hơn bao giờ hết, điều này được nhấn mạnh bởi sự tham gia ngày càng tăng vào Diễn đàn Đầu tư Hand-in-Hand năm 2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Lương thực thế giới (WFF), đang được tổ chức từ ngày 14 - 18/10 tại thủ đô Rome, Italy.

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO
LHQ: Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024

Được biên soạn bởi một nhóm các cơ quan của Liên hợp quốc gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP)…, báo cáo toàn cầu mới cập nhật về khủng hoảng lương thực cho thấy gần 2 triệu người hiện đang phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất, được phân loại là mức độ 5 trên thang đánh giá IPC toàn cầu - nấc thang theo dõi nạn đói. Về số liệu tổng thể, số người đang phải gánh chịu nạn đói đã tăng gấp đôi vào năm 2024, chủ yếu là do tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza và Sudan.

LHQ Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024
FAO: Rủi ro khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lượng cá trên khắp các đại dương

Theo báo cáo mới được công bố của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), những dự báo mới nêu bật những rủi ro khí hậu tiềm ẩn đối với sinh khối cá (khối lượng của các cá thể cá sống trong một khu vực hoặc hệ sinh thái nhất định) có thể khai thác ở hầu hết các khu vực các đại dương trên thế giới, bao gồm các quốc gia có sản lượng cá hàng đầu và những quốc gia phụ thuộc nhiều vào thủy sản.

FAO Rủi ro khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lượng cá trên khắp các đại dương
Return to top