ClockThứ Tư, 23/05/2018 14:39

Internet: Nơi nguy hiểm đối với động vật hoang dã

TTH.VN - Cụ thể, ước tính có khoảng 11.772 bài báo và 5.381 bài quảng cáo về buốn bán động vật hoang dã trải rộng trên khắp 106 trang web và các nền tảng truyền thông xã hội.

Đại dương nóng lên đe doạ làm tuyệt chủng nhiều động vật biển hoang dãBiến đổi khí hậu có thể làm giảm hơn một nửa động vật hoang dã vào năm 2100Sáng kiến ​​đa đối tác giúp ngăn chặn việc săn bắt động vật hoang dãPhát hiện 163 loài động thực vật mới tại khu vực sông Mekong

Động vật hoang dã đang bị buôn bán tràn lan trên mạng. Ảnh: AFP

Thống kê từ Quỹ Phúc lợi động vật quốc tế (IFAW) phát hành ngày 23/5 cho biết, những trang sức rẻ tiền từ ngà voi, áo khoác da báo đến các cá thể rùa sống, gấu sống và các động vật có vú, động vật hoang dã cần được bảo vệ đều đang bị buôn bán tràn lan trên Internet.

Chỉ trong 6 tuần cuối năm 2017, các chuyên gia của nhiều tổ chức NGO chỉ ra rằng, trên khắp các trang mạng tại nhiều quốc gia như Nga, Pháp, Đức và Anh, động vật hoang dã còn sống, hoặc đã chết đang bị buôn bán tràn lan và đối mặt với nguy cơ bị tàn sát để bán từng bộ phận riêng biệt. Cụ thể, ước tính có khoảng 11.772  bài báo và 5.381 bài quảng cáo trải rộng trên khắp 106 trang web và các nền tảng truyền thông xã hội. Trong đó, hơn 4/5 số mặt hàng là các động vật còn sống, bao gồm 45% rùa biển, rùa nước ngọt, chim 24% và động vật có vú 5%. Theo Công ước quốc tế buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), có khoảng 80-90% các giao dịch đều bất hợp pháp.

Trong bối cảnh này, giám đốc của một tổ chức phi chính phủ liên quan đến tội phạm về động vật hoang dã Rikkert Reijnen nhấn mạnh: “Internet làm thay đổi nền kinh tế toàn cầu và hành vi buôn bán động vật hoang dã đang bị biến đổi theo hướng phức tạp”.

Vừa qua, IFAW đã nhanh chóng chuyển tất cả các thông tin đến nhiều cơ quan trong nước và các tổ chức quốc tế để tiếp tục điều tra và triển khai hành động đối phó. Trước đó, những báo cáo tương tự đã được NGO công bố, từ đó chính quyền các nước đã đề ra nhiều thủ tục pháp lý ngăn chặn phần lớn hành động của cả người bán và người mua.

Đan Lê (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nói không với thịt thú rừng

Sự đa dạng sinh học đang bị đe dọa bởi nạn săn bắn, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD).

Nói không với thịt thú rừng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top