ClockThứ Sáu, 24/02/2017 20:46

LHQ kêu gọi hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa để bảo vệ đại dương

TTH - Phát động một chiến dịch toàn cầu chưa từng có từ trước đến nay, Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) kêu gọi tất cả người dân loại bỏ việc sử dụng các vi hạt nhựa (microplastics) và ngăn chặn việc lạm dụng, lãng phí các sản phẩm nhựa dùng 1 lần, để bảo vệ biển và các đại dương trên thế giới tránh những tổn thương không thể hồi phục trước khi quá muộn.

Rác thải nhựa tràn ngập trên một bãi biển. Ảnh: UN

“Ô nhiễm nhựa đang tràn lan trên bãi biển Indonesia, chìm vào đáy đại dương ở Bắc Cực, và ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên bàn ăn của chúng ta”, ông Erik Solheim, Giám đốc Điều hành UNEP cho biết.

Thông qua chiến dịch “Làm sạch biển”, UNEP kêu gọi các nước và các doanh nghiệp có biện pháp nhằm loại bỏ các vi hạt nhựa từ các sản phẩm cá nhân, cấm hoặc đánh thuế vào các túi nhựa dùng 1 lần, và giảm đáng kể các mặt hàng nhựa dùng 1 lần khác vào năm 2022.

Mỗi năm, có hơn 8 triệu tấn nhựa thải ra đại dương, tàn phá các vùng biển, thủy sản và du lịch, và gây thiệt hại ít nhất 8 tỷ USD cho các hệ sinh thái biển.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người

Theo một đánh giá toàn cầu mới của Liên hợp quốc, nitơ oxit (N₂O) - một loại khí nhà kính mạnh, đang đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu và làm hỏng tầng ôzôn, đe dọa mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C và gây ra mối nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

Khí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người
1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

Trong một báo cáo ngày 28/2, Liên Hiệp Quốc cho biết thế giới đã tạo ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị vào năm ngoái và lượng rác thải này ước tính sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2050, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nặng nề đối với sức khỏe, nền kinh tế và môi trường.

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị
Liên Hiệp Quốc: Trái đất có thể nóng lên tới 2,9°C vào cuối thế kỷ này

Hôm qua (20/11), Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) công bố báo cáo Khoảng cách phát thải hàng năm, trong đó cảnh báo rằng các cam kết cắt giảm khí thải nhà kính của các quốc gia hiện tại đang khiến Trái đất rơi vào tình trạng nóng lên vượt xa các giới hạn chủ chốt, với nguy cơ nhiệt độ có thể tăng lên tới mức thảm khốc 2,9 độ C trong thế kỷ này. Từ đó, báo cáo cũng kêu gọi các quốc gia G20 tăng cường cắt giảm khí thải.

Liên Hiệp Quốc Trái đất có thể nóng lên tới 2,9°C vào cuối thế kỷ này
Giám đốc Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP):
Chỉ tái chế nhựa là chưa đủ

Hãng Thông tấn AFP ngày hôm nay (23/9) dẫn lời bà Inger Andersen, Giám đốc Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) cảnh báo, với việc sản xuất nhựa đang gia tăng trên toàn thế giới và gây ra tình trạng ô nhiễm ngày càng lớn, nhân loại không thể chỉ tái chế nhựa để thoát khỏi tình trạng này; đồng thời kêu gọi việc tái cân nhắc một cách tổng thể về cách sử dụng nhựa.

Chỉ tái chế nhựa là chưa đủ

TIN MỚI

Return to top