Thế giới

Liệu dân số toàn cầu giảm có tốt cho môi trường không?

ClockThứ Bảy, 31/08/2024 15:25
TTH.VN - Theo xem xét của các chuyên gia, dân số toàn cầu có thể đạt đỉnh sớm hơn nhiều so với dự kiến, tức đạt 10 tỷ người vào năm 2060, sau đó bắt đầu giảm.

Những xu hướng mới nhất về dân số thế giớiCần tăng cường đầu tư vào chương trình hành động về dân số và phát triểnTài chính vi mô ở Đông Nam Á - Một tương lai đầy hứa hẹnThị trường lao động phục hồi giữa thách thức về nhân khẩu học1/8 dân số châu Âu hiện đang sống trong khu vực có nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng

Đến năm 2100, khả năng cao thế giới sẽ chỉ còn 6 quốc gia có tỷ lệ sinh cao hơn tỷ lệ tử. 97% các quốc gia còn lại dự kiến có tỷ lệ sinh thấp. Ảnh minh họa: TTXVN/Báo Điện tử Chính phủ

Ở các nước giàu có, tình trạng giảm dân số xảy ra. Cụ thể, dân số Nhật Bản đang giảm mạnh, với mức giảm ròng là 100 người/giờ. Ở châu Âu, châu Mỹ và Đông Á, tỷ lệ sinh cũng giảm đi trông thấy. Nhiều quốc gia có thu nhập trung bình hoặc thấp được nhận xét cũng sắp chứng kiến dân số giảm đi. Đây là một sự thay đổi lạ thường. Chỉ 10 năm trước, các nhà nhân khẩu học đã dự đoán rằng dân số toàn cầu có thể lên đến 12,3 tỷ người, tăng từ mức khoảng 8 tỷ người hiện nay.

Trong 50 năm qua, một số nhà nghiên cứu đã cố gắng cứu lấy môi trường bằng cách giảm tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu. Điều này được thể hiện rõ nhất khi vào năm 1968, The Population Bomb dự báo có thể sẽ xảy ra nạn đói lớn và kêu gọi kiểm soát tỷ lệ sinh trên diện rộng để hạn chế nguy cơ. Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với một thực tế rất khác, rằng tốc độ tăng trưởng dân số đang chậm lại một cách không kiểm soát và chưa được lên kế hoạch. Câu hỏi đặt ra hiện nay là việc dân số toàn cầu giảm có ý nghĩa gì với môi trường?

97% các nước trên thế giới sẽ chứng kiến tỷ lệ sinh giảm

Đối với phần lớn châu Âu, Bắc Mỹ và một số vùng ở Bắc Á, tình trạng suy giảm dân số đã diễn ra trong nhiều thập kỷ. Cụ thể, tỷ lệ sinh đã giảm đều đặn trong 70 năm qua và vẫn ở mức thấp, trong khi tuổi thọ cao hơn có nghĩa là số lượng người rất già (trên 80 tuổi) sẽ tăng gấp đôi ở những khu vực này trong vòng 25 năm.

Trung Quốc vẫn là quốc gia đông dân nhất thế giới, chiếm 1/6 dân số toàn cầu. Song hiện nước này cũng đang chứng kiến dân số suy giảm, với tốc độ suy giảm dự kiến sẽ tăng nhanh chóng. Đến cuối thế kỷ, Trung Quốc được dự đoán sẽ còn ít hơn 2/3 so với mức 1,4 tỷ người hiện nay. Sự sụt giảm đột ngột này là do Chính sách Một con kéo dài, tuy đã kết thúc vào năm 2016 nhưng được nhận định là quá muộn để ngăn chặn sự sụt giảm.

Nhật Bản từng là quốc gia đông dân thứ 11 trên thế giới, nhưng nay dự kiến sẽ giảm một nửa trước khi thế kỷ này kết thúc. Đến năm 2100, khả năng cao thế giới sẽ chỉ còn 6 quốc gia có tỷ lệ sinh cao hơn tỷ lệ tử, gồm Samoa, Somalia, Tonga, Niger, Chad và Tajikistan. 97% các quốc gia còn lại dự kiến có tỷ lệ sinh thấp hơn mức 2,1 trẻ em/phụ nữ.

Dân số giảm và mối liên hệ đến môi trường

Được biết, người cao tuổi thường có nhiều khả năng sẽ ở trong nhà lâu hơn và sống một mình trong những ngôi nhà lớn. Vì vậy, khi dân số già tăng, điều này gây ra sự chênh lệch lớn trong việc sử dụng tài nguyên.

Các quốc gia giàu có xu hướng tiêu thụ năng lượng nhiều hơn. Vì vậy, khi các nước trở nên giàu hơn và khỏe mạnh hơn, nhưng có ít trẻ em hơn, khả năng cao dân số toàn cầu sẽ là nhóm người phát thải nhiều.

Vấn đề nảy sinh tiếp theo là sự đảo lộn gây nên bởi biến đổi khí hậu. Khi thế giới nóng lên, kéo theo di cư cưỡng bức, tức mọi người rời khỏi khu vực đang sống để thoát khỏi hạn hán, xung đột hoặc thảm họa do khí hậu gây ra, số người di cư được dự đoán sẽ tăng vọt lên 216 triệu người trong vòng 1/4 thế kỷ. Di cư cưỡng bước có thể làm thay đổi mô hình phát thải, tùy thuộc vào nơi mọi người chọn để chuyển đến sinh sống.

Nhìn chung, mối liên hệ giữa dân số giảm và tác động môi trường vẫn là một câu hỏi mở. Trừ khi chúng ta cùng lúc cắt giảm khí thải và thay đổi mô hình tiêu dùng ở các nước phát triển, bằng không, vẫn sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh mà thiên nhiên, môi trường sẽ phải chịu đựng, từ đó gây tác động không nhỏ đến đời sống con người.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Return to top