ClockThứ Tư, 25/04/2018 08:45
Tuần lễ tiêm chủng thế giới

LHQ: Hàng triệu trẻ em vẫn không được chủng ngừa

TTH.VN - Nhân tuần lễ tiêm chủng thế giới (24/4-30/4), Liên Hiệp quốc cho biết, trong khi vaccine đang bảo vệ cho nhiều trẻ em hơn bao giờ hết thì nhiều quốc gia vẫn cần phải ưu tiên cho việc chủng ngừa nữa hơn, vì hiện mỗi năm vẫn có hơn 1 triệu trẻ em thiệt mạng do các bệnh có thể ngăn ngừa được bằng vaccine.

Dịch sởi hoành hành ở ItalyPhilippines: tỷ lệ tiêm phòng giảm mạnh sau vụ bê bối vaccine sốt xuất huyết DengvaxiaVaccin phòng lao hiệu quả đang được phát triểnWHO: 1/10 trẻ sơ sinh không được tiêm chủng trong năm ngoái

Ứớc tính vaccine đã cứu sống được khoảng 3 triệu trẻ em trong năm 2017. Ảnh: UN

“Năm ngoái, ước tính vaccine đã cứu sống được khoảng 3 triệu trẻ em”, ông Robin Nandy, trưởng cơ quan phụ trách tiêm phòng vaccine của UNICEF khẳng định. “Ba triệu trẻ em đó chính là ba triệu bác sĩ, giáo viên, nghệ sĩ, nhà lãnh đạo cộng đồng, hay đơn thuần là các bậc phụ huynh tương lai…”, ông nói thêm.

Tuy nhiên, bất chấp tiến bộ vững chắc này, UNICEF chỉ ra rằng trong năm 2016, khoảng 1/4 số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là do viêm phổi, tiêu chảy và bệnh sởi, và hầu như đều có thể được phòng ngừa bằng vaccine. Càng đáng lo ngại hơn khi có đến hơn 19 triệu trẻ em trên khắp thế giới bỏ lỡ lịch tiêm chủng thường lệ, trong đó 13 triệu trẻ em chưa từng được tiêm phòng. Theo UNICEF, 2/3 số trẻ em chưa được chủng ngừa sống ở các nước bị ảnh hưởng bởi xung đột, kể cả Syria, nơi chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất số trẻ em được tiêm chủng trong giai đoạn 2010 - 2016.

Thống kê cho thấy, năm 2016 các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine chiếm khoảng 1/4 trong số khoảng 1,4 triệu ca tử vong ở những trẻ dưới 5 tuổi. Nigeria, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Ethiopia và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) chiếm 1/2 số trẻ em không được miễn dịch trên thế giới.

Một tương lai tươi sáng hơn

Thực tế, kể từ năm 2010, nhiều quốc gia đã chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể số trẻ em được chủng ngừa. Sudan, Philippines, Mexico và Việt Nam nằm trong số những nước đi đầu trong các thành tựu về độ bao phủ tiêm phòng của thập niên này. Bên cạnh đó, số trẻ em chưa được chủng ngừa ở Ấn Độ đã giảm từ 5,3 triệu trong năm 2010 xuống còn 2,9 triệu trong năm 2016.

10 quốc gia hàng đầu có tỷ lệ tiêm chủng tăng từ năm 2010 đến năm 2016 là Palau, Malta, DRC, Comoros, Azerbaijan, Ethiopia, Đông Timor, Barbados, Costa Rica và Ấn Độ.

Ngoài ra, nhờ vaccine, bệnh uốn ván ở người mẹ và trẻ sơ sinh đã được loại bỏ ở tất cả 15 quốc gia, trong đó Ethiopia, Haiti và Philippines đã loại trừ căn bệnh này vào năm ngoái.

Tổ chức Y tế Thế giới của LHQ khẳng định, vaccine có thể bảo vệ con người khỏi nhiều căn bệnh chết người, đồng thời cũng chỉ ra rằng: “Nếu tăng mức độ bao phủ vaccine ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình vào năm 2030, chúng ta có thể ngăn chặn 24 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói do những chi phí về sức khoẻ”.                                                                                                                                                                                                        

Tuần lễ tiêm chủng thế giới, diễn ra vào tuần cuối cùng của tháng 4 hàng năm, đề cập đến tình hình sức khỏe cộng đồng toàn cầu nhằm làm tăng tỷ lệ tiêm phòng chống lại các bệnh có thể ngăn ngừa được bằng vaccine trên toàn thế giới.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top