ClockThứ Tư, 06/12/2017 22:24

Liên Hiệp quốc: Báo động tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề đến trẻ em

TTH - Trước tình trạng ô nhiễm không khí do khói mù ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ và các thành phố lớn khác trên thế giới đang lên tới đỉnh điểm, ngày 6/12, Liên Hiệp quốc đã báo động về những tác hại nguy hiểm đối với quá trình phát triển não bộ ở trẻ em và trẻ sơ sinh.

Ô nhiễm không khí liên quan đến 2,7 triệu ca sinh non mỗi nămUNICEF: Cứ 7 trẻ em thì có 1 trẻ sống trong vùng ô nhiễm không khí nặngÔ nhiễm không khí ở Trung Quốc gây biến đổi khí hậu ở Đông Á

Học sinh Ấn Độ phải đeo mặt nạ ngay cả khi ngồi trong xe buýt đến trường. Các trường học đã mở cửa trở lại sau ba ngày đóng cửa vì ô nhiễm khói bụi ở New Delhi. (Ảnh: AFP/Sajjad Hussain)

Ngày càng nhiều trẻ bị ảnh hưởng

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) cho biết, châu Á chiếm hơn 16 triệu trẻ em trong số 17 triệu trẻ em dưới một tuổi sống ở những khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng (ít nhất gấp sáu lần mức an toàn). Ấn Độ đứng đầu danh sách các nước có trẻ em bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm, tiếp đó là Trung Quốc.

Hình ảnh vệ tinh được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm trên khắp thế giới cho thấy, các nước Nam Á chiếm 12,2 triệu trong tổng số trẻ em bị ảnh hưởng. Con số trẻ em bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm cũng đang ngày càng tăng ở các thành phố châu Phi.

Ô nhiễm không khí lâu nay có mối liên quan với bệnh suyễn, viêm phế quản và các bệnh hô hấp dài ngày khác. Tuy nhiên, “một nghiên cứu khoa học vừa chỉ ra một nguy cơ tiềm ẩn mới mà ô nhiễm không khí gây ra cho cuộc sống và tương lai của trẻ em, đó là ảnh hưởng đối với sự phát triển não bộ”, UNICEF cho biết trong một báo cáo.

Báo cáo nhấn mạnh các mối liên hệ giữa ô nhiễm và chức năng bộ não “bao gồm chỉ số IQ và trí nhớ, làm giảm điểm kiểm tra, điểm trung bình của các học sinh cũng như các vấn đề về hành vi thần kinh khác”.

Ngày càng có thêm nhiều khu vực đô thị hóa trên thế giới và nếu không có biện pháp bảo vệ và giảm ô nhiễm thích hợp, nhiều trẻ em sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng trong những năm tới”.

Mối nguy hiểm từ không khí

Các hạt siêu mịn trong không khí bị ô nhiễm ở các thành phố có thể làm nguy hại đến hàng rào máu não - tấm màng tinh vi bảo vệ não khỏi các chất độc hại. UNICEF cũng nhấn mạnh nguy cơ ngày càng cao từ các hạt quặng thiếc nhỏ gia tăng trong không khí đô thị.

Nicholas Rees, tác giả của báo cáo Mối nguy hiểm từ không khí cho biết, ô nhiễm độc hại làm “ảnh hưởng đến học tập, trí nhớ, kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng vận động của trẻ”.

Delhi đã đóng cửa các trường học vào đầu tháng 11 sau khi các bác sĩ tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng nhưng sau đó đã nhanh chóng mở cửa trở lại. Điều này gây nên sự tức giận ở các bậc phụ huynh và họ đã buộc tội chính quyền “chơi đùa với sức khoẻ của trẻ em”.

Tại Trung Quốc, khi ô nhiễm không khí đã làm giảm tuổi thọ trung bình ở khu vực công nghiệp phía Bắc xuống còn 3 năm, chính phủ nước này đã phải đặt ra những biện pháp kiềm chế sản xuất công nghiệp để đối phó với cuộc khủng hoảng khói mù, tuy nhiên tình hình vẫn không mấy tiến triển.

UNICEF kêu gọi cần nhiều nỗ lực hơn nữa để giảm ô nhiễm và giảm bớt sự tiếp xúc của trẻ em với khói độc vốn thường xuyên xảy ra mức độ nguy hiểm ở các thành phố Ấn Độ trong những tuần gần đây. UNICEF cũng kêu gọi sử dụng nhiều mặt nạ, hệ thống lọc không khí và tránh cho trẻ em đi lại khi mức độ ô nhiễm ở mức cao nhất.

Ngọc Hà (tổng hợp từ Newsasia và AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Return to top