ClockThứ Tư, 14/11/2018 14:29

Mỹ, Nhật Bản đầu tư 70 tỷ USD phát triển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

TTH.VN - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence vừa nhất trí rằng, Nhật Bản và Mỹ sẽ cùng nhau đầu tư lên tới 70 tỷ USD (tương đương khoảng 7,98 nghìn tỷ yen) để phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tờ The Nation ngày 14/11 đưa tin.

Trọng tâm chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo AbeMỹ bắt đầu đàm phán thương mại với Nhật BảnNhật Bản chú trọng hỗ trợ phát triển cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình DươngMỹ đầu tư mới 113 triệu USD vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình DươngMỹ hỗ trợ giải quyết nhu cầu về cơ sở hạ tầng và năng lượng của khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (bên trái) bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (bên phải) khi bắt đầu cuộc họp tại Văn phòng Thủ tướng ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP

Trước đó, ông Abe đã có cuộc hội đàm với Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tại Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản, nơi hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường hợp tác về phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên.

Tại buổi họp báo sau các cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo công bố một tuyên bố chung, trong đó bao gồm sáng kiến ​​phát triển cơ sở hạ tầng.

Thủ tướng Abe nhấn mạnh: "Chúng tôi có thể phối hợp chặt chẽ các chính sách của chúng tôi, điều này cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ của liên minh Nhật Bản-Mỹ".

Về phần mình, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence mô tả liên minh Nhật Bản-Mỹ là “nền tảng” của hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Được biết, sáng kiến ​​Nhật Bản-Mỹ về phát triển cơ sở hạ tầng tập trung xung quanh lĩnh vực năng lượng.

Cũng tại buổi họp báo, ông Pence chính thức tuyên bố Mỹ sẽ cung cấp 60 tỷ USD (khoảng 6,84 nghìn tỷ yen) cho sáng kiến ​​này. Cùng với sự hỗ trợ trị giá 10 tỷ USD (khoảng 1,14 nghìn tỷ yen) từ Chính phủ Nhật Bản, khoản đầu tư của hai quốc gia có giá trị lên đến 70 tỷ USD.

Cụ thể, Tokyo và Washington có ý định hợp tác để nuôi dưỡng nguồn nhân lực địa phương, những người có thể tham gia xây dựng các cơ sở khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) ở những khu vực như Đông Nam Á, đồng thời làm việc nhằm mở rộng xuất khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) được sản xuất tại Mỹ cho khu vực châu Á.

Trong một động thái khác, Nhật Bản và Mỹ dự kiến ​​sẽ khởi động các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại về hàng hóa (TAG) vào đầu năm 2019.

Ông Abe và ông Pence cũng đồng ý mở rộng thương mại song phương và đầu tư, sẽ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia, đồng thời tìm kiếm sự phát triển kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương dựa trên các “quy tắc công bằng”.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Nation)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

TIN MỚI

Return to top