ClockThứ Ba, 30/10/2018 14:54

Nhật Bản, Ấn Độ cam kết hợp tác chặt chẽ hơn về AI và 5G

TTH.VN - Tạp chí Nikkei ngày hôm nay (30/10) đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi vừa nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn về công nghệ kỹ thuật số, kết hợp sức mạnh của Nhật Bản về phần cứng và sức mạnh phần mềm của Ấn Độ để thúc đẩy sự đổi mới.

Tự động hoá: Chìa khoá cho tương lai của các sân bayMicrosoft sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ cho các vấn đề nhân đạoQuan hệ Nhật Bản và Trung Quốc đang đứng trước “bước ngoặt lịch sử”Nhật-Trung ký kết hơn 500 thoả thuận kinh doanh, cam kết ổn định quan hệNhật Bản chú trọng hỗ trợ phát triển cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (thứ 2 từ trái sang) và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi (thứ 3 từ trái sang) tham quan một nhà máy do nhà sản xuất robot công nghiệp Nhật Bản Fanuc quản lý. Ảnh: Bộ Ngoại giao Ấn Độ

Trong bối cảnh sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng đối với trí tuệ nhân tạo, robot và mạng truyền thông di động thế hệ thứ 5 (5G), 2 nhà lãnh đạo nhận thấy tiềm năng của việc kết hợp tài năng của mỗi bên, nhất là trong việc tận dụng khối lượng dữ liệu khổng lồ mà Ấn Độ có từ dân số 1,3 tỷ người của quốc gia này.

"Không có 2 quốc gia nào có nhiều tiềm năng cùng nhau như Nhật Bản và Ấn Độ", Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết vào đầu cuộc họp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Văn phòng Thủ tướng ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Cụ thể, 2 quốc gia có kế hoạch tiến hành nghiên cứu chung về trí tuệ nhân tạo (AI). Nhật Bản tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực này bằng cách tuyển dụng các kỹ sư và chuyên gia công nghệ đến từ Ấn Độ.

Viện Khoa học và Công nghệ Công nghiệp Tiên tiến quốc gia (NIAIST), một trong những viện nghiên cứu công lớn nhất của Nhật Bản, và Viện Công nghệ Ấn Độ Hyderabad sẽ cùng phát triển công nghệ AI, đồng thời bắt đầu thực hiện các nghiên cứu trong lĩnh vực robot.

Bên cạnh đó, hợp tác về công nghệ không dây 5G cũng được chú trọng. Có khả năng nhanh hơn hàng trăm lần so với công nghệ hiện tại, 5G sẽ hình thành cơ sở hạ tầng truyền thông cho Mạng lưới vạn vật kết nối Internet ("Internet of Things") và xe ô tô tự lái.

Ngoài ra, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ thúc đẩy việc mở rộng các công ty khởi nghiệp của họ ở các thị trường mỗi bên, thông qua một trung tâm ở thành phố Bangalore của Ấn Độ, nơi tập trung các công ty công nghệ và tài năng. Chính phủ Ấn Độ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp cận đất nước bằng cách kết nối họ với những tài năng và các công ty liên quan, trong số các phương tiện khác.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

TIN MỚI

Return to top