ClockThứ Tư, 22/06/2016 05:59

Lo lắng về thu nhập, người Nhật ngày càng “ngại” kết hôn

TTH.VN - Tỷ lệ nam giới Nhật Bản ở độ tuổi 20 muốn kết hôn đã giảm mạnh, trong đó nhiều người cho rằng, thu nhập của họ không đáp ứng được kỳ vọng của phụ nữ là một lý do để không kết hôn, một nghiên cứu cho thấy.

Một cặp đôi trong đám cưới truyền thống ở Nhật Bản. Ảnh: Reuters

Với tỷ lệ sụt giảm tương tự ở phụ nữ và tình trạng trẻ được sinh ra ngoài giá thú tương đối hiếm hoi tại Nhật Bản, những con số đó chỉ ra một trở ngại tiềm tàng đối với chính sách quan trọng của Thủ tướng Shinzo Abe trong việc thúc đẩy tỷ lệ sinh vốn ở mức thấp của quốc gia này.

Khảo sát chỉ ra rằng, 38,7% nam thanh niên Nhật Bản độc thân ở độ tuổi 20 được hỏi cho biết, họ muốn kết hôn càng sớm càng tốt hoặc suy cho cùng vẫn muốn đám cưới - giảm mạnh từ mức 67,1% của 3 năm trước đây.

"Hơn một nửa số phụ nữ độc thân muốn chồng họ kiếm được ít nhất 4 triệu yên (38.000 USD) một năm. Trong khi đó, chỉ có 15,2% đàn ông độc thân ở độ tuổi 20 kiếm được 4 triệu yên hoặc hơn ", báo cáo của bên Bảo hiểm nhân thọ Meiji Yasuda cho biết. "Khoảng cách này có vẻ là một trong những lý do khiến ngày càng nhiều người không muốn kết hôn hoặc kết hôn muộn".

Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh các chiến dịch của Thủ tướng Shino Abe đề xuất cho cuộc bầu cử thượng viện vào ngày 10/7 sắp tới đang hướng đến chính sách kinh tế của ông và các bước đi hứa hẹn sẽ nâng cao tỷ suất sinh.

Chính phủ Abe muốn tăng tỷ lệ sinh từ 1,4 lên 1,8 con đối với mỗi phụ nữ, mặc dù tỷ lệ này vẫn còn dưới 2,1 - mức cần thiết để ngăn chặn sự thu hẹp dân số ở quôc sgia này.

Đối với phụ nữ độc thân ở độ tuổi 20, tỷ lệ muốn kết hôn đã giảm xuống còn 59% từ mức 82,2% so với cùng kỳ, cuộc khảo sát cho biết.

Cũng theo số liệu từ cuộc khảo sát, tỷ lệ nam giới và phụ nữ Nhật Bản độc thân ở độ tuổi 30 muốn kết hôn cũng đã giảm hơn 10 điểm phần trăm, xuống còn 40,3% và 45,7% tương ứng.

Dân số Nhật Bản được dự báo sẽ giảm khoảng 1/3 xuống còn 87 triệu dân vào năm 2060, Viện Dân số và Nghiên cứu An Sinh Xã Hội Quốc gia cho biết.

Hệ thống lương hưu đang eo hẹp dần dưới sự gia tăng ngày càng nhiều số người cao tuổi và tỷ lệ sinh thấp, đồng nghĩa với việc lượng lao động ngày càng nhỏ dần nhưng phải gánh số lượng ngày càng tăng những người về hưu.

Tố Quyên (Lược dịch từ AFP & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji tham gia Festival Huế 2024

Với mong muốn lan tỏa nghệ thuật truyền thống Okinawa đến bạn bè quốc tế tại Festival Huế 2024, Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji (Nhật Bản) sẽ mang đến các tiết mục mới kết hợp giữa trống và lân, tạo nên những điệu nhảy uyển chuyển và sống động khiến người xem không thể rời mắt.

Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji tham gia Festival Huế 2024
Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già

Theo Báo cáo chính sách phát triển châu Á vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tại Hội nghị thường niên ADB lần thứ 57 đang diễn ra tại Gruzia, các nước châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển chưa được chuẩn bị kỹ để đảm bảo phúc lợi cho dân số đang già đi nhanh chóng. Thực tế, tỷ lệ người già trong khu vực đang ngày càng tăng và phải đối mặt với nhiều thách thức, từ mức lương hưu thấp, các vấn đề sức khỏe, cho đến sự cô lập xã hội và khả năng tiếp cận hạn chế với các dịch vụ thiết yếu.

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top