ClockThứ Năm, 27/10/2016 15:05

Mỹ, Nhật, Hàn nhất trí gia tăng sức ép lên Triều Tiên

TTH.VN - Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày hôm nay (27/10) nhất trí hợp tác để gia tăng sức ép lên Triều Tiên, buộc nước này từ bỏ các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama cho hay.

Đại sứ Mỹ đến Nhật - Hàn đàm phán về Bắc Triều TiênNhật muốn thắt chặt quan hệ với Mỹ, Hàn sau vụ phóng tên lửa của Bắc Triều TiênMỹ - Nhật - Hàn thảo luận nghị quyết về Triều Tiên

Ông Shinsuke Sugiyama, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, cũng là đặc phái viên của nước này trong quá trình đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng leo thang trong năm nay, bắt đầu với vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư của Triều Tiên hồi tháng Giêng. Tiếp theo đó là một vụ phóng vệ tinh, một chuỗi các vụ thử nghiệm tên lửa khác nhau, gần đây nhất và lớn nhất là vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ năm diễn ra trong tháng trước. Tất cả những hoạt động này đều được Bình Nhưỡng thực hiện bất chấp lệnh trừng phạt quốc tế.

"Chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết phải gia tăng sức ép đối với Triều Tiên để nước này từ bỏ các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa, thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên", ông Sugiyama nói với các phóng viên.

Phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản được đưa ra sau cuộc họp tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Lim Sung-nam.

Trước đó, Nga và đồng minh lớn duy nhất của Triều Tiên là Trung Quốc đã thúc đẩy việc nối lại các cuộc đàm phán 6 bên về giải trừ hạt nhân ở Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, những cuộc đàm phán, còn có sự tham gia của Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đã được trì hoãn từ năm 2008.

Theo ông Lim, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định nối lại đàm phán với Nhật Bản về Hiệp định An ninh chung về Thông tin quân sự (GSOMIA), một hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo liên quan đến các hoạt động hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Việc ký kết hiệp định đã được dự kiến thực hiện ​​trong năm 2012, nhưng Hàn Quốc quyết định hoãn lại do sự phản đối của người dân, bởi những vấn đề trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & PressTV)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng

Hiện tượng khí hậu được gọi là El Nino và La Nina, mang theo những đợt nắng nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán, sẽ xảy ra thường xuyên hơn và cực đoan hơn trong những năm tới, sau khi Nam Mỹ hứng chịu đợt El Nino dữ dội nhất trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia thời tiết cho biết.

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Return to top