ClockThứ Năm, 02/03/2017 14:19

Kinh tế Philippines dự kiến tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN

TTH.VN - Theo nhận định của một chuyên gia phân tích kinh tế, Philippines dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khối ASEAN, tiếp theo là Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore, ANN ngày 2/3 đưa tin.

Kinh tế Philippines năm 2017 dự kiến đatk 6,5%. Ảnh: Image                                                                         

Nhà phân tích kinh tế của tập đoàn FocusEconomics (có trụ sở tại Tây Ban Nha, chuyên cung cấp dữ liệu của các nền kinh tế trên thế giới cho các nhà đầu tư) đã nâng mức dự báo tăng trưởng của Philippines, mặc dù với tốc độ chậm hơn so với năm ngoái.

"Hoạt động kinh tế năm nay có chút suy giảm so với năm 2016, tuy nhiên sẽ vẫn rất mạnh mẽ. Chi tiêu hộ gia đình sẽ được hưởng lợi từ một thị trường lao động mạnh, mở rộng kiều hối và tăng trưởng tín dụng được duy trì", FocusEconomics cho biết trong một báo cáo về Philippines.

Theo ước tính của FocusEconomics, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Philippines năm 2017 dự kiến đạt 6,5%, cao hơn 0,1% so với dự báo 6,4% được đưa ra hồi tháng Giêng.

Theo đó, dự báo tăng trưởng của Philippines trong năm nay đạt mức cao nhất trong khu vực, vượt qua mức 6,4% của Việt Nam, Indonesia với 5,2%, Malaysia 4,3%, Thái Lan 3,2%, và Singapore 1,7%.

Năm ngoái, GDP nước này tăng mạnh đến 6,8%, được xếp vào loại nhanh nhất trong khu vực. Chính phủ đặt mục tiêu sẽ mở rộng tăng trưởng từ 6,5%-7,5% trong năm nay.

"Các chỉ số kinh tế mới nhất cho thấy đà kinh tế mạnh mẽ được ghi nhận trong quý IV/2016 có khả năng triển khai tiếp vào đầu năm nay", FocusEconomics cho biết. "Lượng kiều hối từ nguồn lao động nước ngoài tiếp tục tăng trong tháng 12/2016, có khả năng sẽ hỗ trợ tiêu dùng cá nhân trong đầu năm nay, và chỉ số sản xuất PMI (chỉ số quản lý thu mua) cũng tiếp đà mở rộng trong tháng 1 năm nay".

Trong năm 2018, FocusEconomics dự đoán tăng trưởng kinh tế Philippines sẽ giảm nhẹ xuống còn 6,4%.

Bảo Nghi (Lược dịch từ ANN & FocusEconomics)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Return to top