ClockThứ Hai, 05/06/2017 14:26

UNESCO: Australia cần hành động tích cực hơn để bảo tồn rạn san hô

TTH.VN - Tổ chức Di sản Văn hoá Liên Hiệp quốc (UNESCO) kêu gọi Australia tăng cường các nỗ lực để cứu vãn rạn san hô Great Barrier, cho rằng các mục tiêu dài hạn để cải thiện tình trạng của các rạn san hô dường như không được đáp ứng.

Không thể phục hồi nguyên trạng rạn san hô Great BarrierRạn san hô nổi tiếng Great Barrier bị hiện tượng tẩy trắng năm thứ 2 liên tiếp

Rạn san hô Great Barrier đang đối mặt với nhiều mối đe doạ. Ảnh: AP

Tiến trình hướng tới việc đạt được các mục tiêu về chất lượng nước bị chậm lại, và Australia có nguy cơ trượt khỏi mục tiêu năm 2050, UNESCO lên tiếng cảnh báo trong một dự thảo đánh giá các di sản thế giới được chuẩn bị trước thềm một cuộc họp ở Krakow, Ba Lan vào tháng 7 tới.

Kế hoạch Rạn san hô 2050 của Australia được công bố hồi năm 2015 và là một phần quan trọng trong các nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chặn việc di sản thế giới này bị liệt vào danh sách "nguy hiểm" của Liên Hiệp quốc.

Một đánh giá tiêu cực đối với rạn san hô Barrier Reef - nằm ngoài bờ biển phía đông bắc Australia - sẽ gây lúng túng cho chính phủ và làm tổn hại đến ngành công nghiệp du lịch béo bở của nước này.

Rạn san hô nổi tiếng Barrier Reef đang phải đối mặt với một số mối đe doạ, bao gồm chất lượng nước kém do biến đổi khí hậu, đánh bắt cá bất hợp pháp và sự phát triển vùng ven biển.

Sự trở lại của hiện tượng tẩy trắng san hô do biến đổi khí hậu và El Nino gây ra trong 2 năm qua đã tàn phá phần lớn các rạn san hô.

Theo Reuters, UNESCO ca ngợi sự ra đời và hiện thực hoá kế hoạch của chính phủ Australia, cũng như chiến lược đầu tư trị giá 1,28 tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, tổ chức này cũng lưu ý rằng, một đạo luật quan trọng vẫn chưa được thông qua, và biến đổi khí hậu vẫn là mối đe dọa lớn nhất.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & Pressreader)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNESCO ghi danh di sản tư liệu thứ 4 của Huế

Với những giá trị đặc biệt, độc đáo về hình thức, nội dung thông tin, “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” vừa được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 8/5, và trở thành Di sản Tư liệu thế giới thứ 4 của Huế.

UNESCO ghi danh di sản tư liệu thứ 4 của Huế
Australia tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu để có visa đối với du học sinh

Như một phần trong nỗ lực kiềm chế dòng người di cư, chính quyền Australia hôm qua (8/5) tuyên bố sẽ tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu mà sinh viên quốc tế cần có để nhận được thị thực (visa) vào nước này, đồng thời cũng cảnh báo một số trường đại học về các hành vi gian lận trong việc tuyển dụng du học sinh.

Australia tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu để có visa đối với du học sinh
Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới
Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái

Theo báo cáo Giám sát Toàn cầu về Giáo dục (GEM) mới nhất vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) công bố, các công nghệ kỹ thuật số và phần mềm dựa trên thuật toán - đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội - khiến các bé gái có nguy cơ cao bị xâm phạm quyền riêng tư, bắt nạt trên mạng và mất tập trung trong việc học tập.

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái
Return to top