ClockThứ Tư, 09/08/2017 15:07

Trứng nhiễm độc Fipronil được nhập khẩu tràn lan vào thị trường châu Âu

TTH.VN - Trong một phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Đức vào ngày 8/8 cho biết, việc xuất khẩu hàng triệu quả trứng bị nhiễm thuốc trừ sâu được xem là “một tội ác”.

Nhiều nước châu Á hạn chế nhập gà của MỹNhật Bản tiêu huỷ hơn 330.000 gà vịt để phòng chống cúm gia cầm

Các nhà bán lẻ ở một số nước châu Âu đã phải bỏ đi hàng triệu quả trứng được bày bán trên các kệ hàng trong siêu thị vì lo ngại chúng bị nhiễm độc trừ sâu Fipronil. Có hàng triệu con gà mái ở các trang trại Hà Lan cần được đem đi tiêu hủy trong thời gian sớm nhất.

Trứng gà được bày bán ở các siêu thị tại Bad Honnef (Đức) . Ảnh: CNA News

Mặc dù Bỉ đã sớm xác minh được một vài trường hợp gia cầm nhiễm Fipronil, nhưng phải đến một tháng sau đó, tức là cuối tháng 7/2017, thông tin này mới đến được với Ủy ban châu Âu (EC). Thông tin của EC hồi cuối tuần trước cho thấy, các lô trứng có thể bị nhiễm độc từ Hà Lan và Đức đã được chuyển đến Thụy Điển, Thụy Sĩ, Pháp và Anh nên tình hình ngày càng khó kiểm soát.

Theo thông tin có được từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Fipronil là là một loại hoạt chất thuốc BVTV thuộc nhóm độc II, tuy độc tính không mạnh nhưng nếu sử dụng với liều lượng lớn, nhiều khả năng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

TIN MỚI

Return to top