ClockThứ Sáu, 27/04/2018 07:02

Thực phẩm được chứng nhận của địa phương thúc đẩy phát triển bền vững

TTH.VN - Số lượng ngày càng tăng của các sản phẩm có nguồn gốc địa lý cụ thể và được chứng nhận đang mang lại lợi ích kinh tế và xã hội to lớn cho khu vực nông thôn, đồng thời có thể thúc đẩy phát triển bền vững, một báo cáo được công bố ngày 26/4 cho biết.

Nền kinh tế sinh học, tái sử dụng có thể nuôi sống và cứu lấy hành tinhFAO cảnh báo tỷ lệ đói nghèo trên thế giới vẫn còn caoFAO kêu gọi chung tay hạn chế sự lây lan của bệnh suy dinh dưỡngFAO: Giá lương thực toàn cầu tăng tháng thứ 3 liên tiếpSố người đói trên thế giới tăng lên 815 triệu người

Khách hàng mua phô mai tại một quầy hàng thực phẩm ở chợ Esquilino, Rome, Italy. Ảnh: FAO

Các sản phẩm thực phẩm có nhãn hiệu địa lý đã được đăng ký nhãn hiệu, có chất lượng hoặc danh tiếng cụ thể gắn liền với nơi xuất xứ của chúng, chiếm tới 50 tỷ USD thương mại hàng năm trên toàn thế giới, theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu.

Khái niệm này không phải là mới, khi các sản phẩm từ rượu vang Bordeaux đến phô mai Parmigiano đã được dán nhãn bảo vệ trong nhiều thập niên hay nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, ý tưởng đó đang lan rộng và các sản phẩm như vậy đang xuất hiện ở những quốc gia và khu vực đang phát triển.

Ông Emmanuel Hidier, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Trung tâm đầu tư của FAO cho hay: “Chỉ dẫn địa lý là một cách tiếp cận với các hệ thống sản xuất và tiếp thị thực phẩm để đặt các cân nhắc về xã hội, văn hóa và môi trường ở trung tâm của chuỗi giá trị. Chúng có thể là một con đường để phát triển bền vững cho các cộng đồng nông thôn bằng cách thúc đẩy những sản phẩm chất lượng, tăng cường chuỗi giá trị, cũng như cải thiện tiếp cận với nhiều thị trường".

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô

TIN MỚI

Return to top