ClockThứ Tư, 11/07/2018 14:30

Tiến trình đối phó với biến đổi khí hậu gặp khó khăn do Mỹ rút khỏi hiệp định Paris

TTH.VN - Hãng thông tấn CNBC dẫn lời cảnh báo của cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cho biết, việc Mỹ rút khỏi hiệp định Paris vào năm 2017 đã và đang đem đến nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức huy động các nguồn quỹ cần thiết để triển khai biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu.

Singapore cung cấp chương trình về biến đổi khí hậu cho ASEANBiến đổi khí hậu làm tăng sản lượng rượu vang ở BỉNhật Bản: Sử dụng phấn màu trong giảng dạy để hỗ trợ học sinh mù màuWB: Tương lai Nam Á bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu300.000 ngôi nhà ở Mỹ sẽ bị ngập do biến đổi khí hậuIMF: Thuế carbon là công cụ hiệu quả để giảm phát thải carbon dioxide

Đối phó với biến đổi khí hậu cần sự chung tay của tất cả các nước trên thế giới. Ảnh: CNBC

Cụ thể, ông Ban Ki-moon chia sẻ: “Kể từ khi Mỹ rút khỏi hiệp định, tôi thực sự quan tâm đến việc huy động tài chính để cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho những nước đang phát triển không có điều kiện đối phó với hiện tượng thời tiết cực đoan. Do đó, cộng đồng quốc tế cần sử dụng quyền lực của mình để giải quyết vấn đề này”.

Ngoài ra, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng bày tỏ hi vọng Mỹ sẽ trở lại tham gia hiệp định Paris ngay sau khi nước này nhận ra Mỹ cần có trách nhiệm về chính trị đạo đức toàn cầu. Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ là quốc gia duy nhất rút lui khỏi con đường chung tay bảo vệ thế giới thông qua hiệp định toàn cầu này.

Trước đó vào năm 2016, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thống nhất thông qua một tuyên bố chung xác nhận rằng cả hai nước sẽ ký hiệp định khí hậu Paris nhằm giải quyết sự nóng lên toàn cầu. Song chỉ sau 1 năm, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi hiệp định này với lý do hiệp định sẽ làm Mỹ tổn thất hàng tỷ USD, từ đó làm suy yếu nền kinh tế, gây hại đến cơ hội việc làm của lao động trong nước và làm cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất dầu khí, than...

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Quảng Thọ thích ứng với biến đổi khí hậu

Trước xu thế thiên tai, thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường, Hội Nông dân (HND) xã Quảng Thọ (Quảng Điền) đã khẩn trương thành lập mô hình “Nông dân bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Nông dân Quảng Thọ thích ứng với biến đổi khí hậu
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Return to top