ClockChủ Nhật, 16/09/2018 18:43

Châu Á - Thái Bình Dương: Nhiều thách thức về tài chính để đẩy lùi bệnh sốt rét

TTH - Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể số ca mắc sốt rét kể từ năm 2010, bao gồm việc giảm 48% các trường hợp mắc bệnh ở Đông Nam Á và 8% ở Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, gánh nặng của bệnh sốt rét vẫn là một vấn đề quan trọng về sức khỏe cộng đồng.

Hành động để đáp ứng nhu cầu vận tải ở châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2030Châu Á-Thái Bình Dương kêu gọi Mỹ trở lại Thỏa thuận khí hậu ParisIndonesia dẫn đầu châu Á-Thái Bình Dương về áp dụng trí tuệ nhân tạo

Bác sĩ thử máu kiểm tra bệnh sốt rét cho một em bé. Ảnh: DW

Đầu năm 2018, Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Bệnh sốt rét đã dành hơn 240 triệu USD trong hơn 3 năm để loại trừ căn bệnh sốt rét kháng thuốc gây chết người này trong khu vực. Và các quốc gia ở đây hiện chiếm hơn 50% tổng ngân sách đầu tư để kiểm soát bệnh sốt rét, ông Benjamin Rolfe, Giám đốc điều hành Liên minh chống bệnh sốt rét ở châu Á - Thái Bình Dương (APLMA) cho biết.

Theo ông Stephen Groff, Phó chủ tịch ADB khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, “nhiều quốc gia trong khu vực lâu nay vẫn phụ thuộc vào các nguồn quỹ tài trợ trong cuộc chiến chống lại các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, thách thức đặt ra hiện nay là nhiều quốc gia trong khu vực, với sự thành công trong tăng trưởng kinh tế, về cơ bản đang vượt ngoài tầm tài trợ của các quỹ này. Do đó, đến năm 2020, dự đoán nhiều quốc gia sẽ có rất ít hoặc thậm chí không có quyền tiếp cận các nguồn tài trợ đó để giúp chống lại các loại bệnh truyền nhiễm nói trên”. Trước tình hình đó, các nước trong khu vực cần sớm tiếp cận được với nguồn tài trợ khác bên ngoài cho các bệnh truyền nhiễm như sốt rét và bệnh lao.

Để giúp lấp đầy khoảng trống tài chính này, ADB đã tham gia vào các cuộc thảo luận với Quỹ Toàn cầu để thiết lập một quỹ y tế khu vực trị giá 150 triệu USD. Điểm thuận lợi của ADB là có thể tài trợ cho các hệ thống y tế theo cách mà Quỹ Toàn cầu và các tổ chức khác trong lịch sử không được thực hiện, ông Rolfe cho hay.

APLMA cũng tranh thủ sự giúp đỡ của khu vực tư nhân thông qua việc ra mắt M2030. Sáng kiến ​​này hướng đến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng khả năng hiển thị thương hiệu, ảnh hưởng và tài chính của họ để duy trì mối quan tâm chính trị và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sốt rét trong vòng 5 năm tới.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ NCBI)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục tài chính trong trường học

Giáo dục tài chính cho học sinh không chỉ giúp các em biết sống trách nhiệm, trân quý giá trị lao động, biết chia sẻ với ông bà, cha mẹ mà còn là nền tảng quan trọng giúp các bạn trẻ biết lập kế hoạch ngân sách cho cuộc sống tự chủ ở hiện tại và tương lai.

Giáo dục tài chính trong trường học
Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già

Theo Báo cáo chính sách phát triển châu Á vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tại Hội nghị thường niên ADB lần thứ 57 đang diễn ra tại Gruzia, các nước châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển chưa được chuẩn bị kỹ để đảm bảo phúc lợi cho dân số đang già đi nhanh chóng. Thực tế, tỷ lệ người già trong khu vực đang ngày càng tăng và phải đối mặt với nhiều thách thức, từ mức lương hưu thấp, các vấn đề sức khỏe, cho đến sự cô lập xã hội và khả năng tiếp cận hạn chế với các dịch vụ thiết yếu.

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già
Return to top