ClockThứ Ba, 16/10/2018 14:23

Đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu giảm 41% trong nửa đầu năm 2018

TTH.VN - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái, Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho hay, tuy nhiên mức giảm 470 triệu USD diễn ra chủ yếu ở các quốc gia giàu có, công nghiệp hóa, nhất là ở khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu.

Đưa FDI vào chương trình nghị sự G20Hàn Quốc đặt mục tiêu thu hút hơn 20 tỷ USD FDI trong năm nayDubai thu hút 6,94 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2016LHQ kêu gọi đầu tư bền vững để thúc đẩy phát triển toàn cầu

Cảng Salvador trên Vịnh All Saints, Bahia, Brazil. Ảnh: World Bank

Nhìn chung, bức tranh tài chính toàn cầu “ảm đạm”, ông James Zhan, Giám đốc Bộ phận Đầu tư và Doanh nghiệp của UNCTAD nhận định.

Ông James Zhan giải thích, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng, bởi nó cho phép các quốc gia tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài, công nghệ, tiếp cận thị trường và đóng góp thuế.

Theo UNCTAD, sự sụt giảm chủ yếu là do những cải cách thuế gần đây ở Mỹ, đã khuyến khích các công ty lớn ở quốc gia này hồi hương các khoản doanh thu từ những chi nhánh nước ngoài, chủ yếu từ các quốc gia Tây Âu.

Ngược lại với sự sụt giảm tổng thể trong đầu tư nước ngoài, báo cáo của UNCTAD nêu bật mức tăng 42% trong các dự án “đầu tư mới" (greenfield), lên 454 tỷ USD. Những sáng kiến ​​này có thể liên quan đến việc xây dựng các hoạt động ở nước ngoài ngay từ điểm xuất phát và chúng được xem là một chỉ báo về xu hướng trong tương lai, ông James Zhan nói thêm; đồng thời ghi nhận rằng, đầu tư vào lĩnh vực này đã ở mức tương đối thấp trong cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ giảm nhẹ ở các quốc gia đang phát triển  

Trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm chủ yếu ở những quốc gia giàu có hơn, bao gồm Ireland (giảm 81 tỷ USD) và Thụy Sĩ (giảm 77 tỷ USD), các nền kinh tế đang phát triển chứng kiến ​​dòng FDI giảm nhẹ chỉ 4% trong nửa đầu năm nay, xuống còn 310 tỷ USD, so với năm 2017.

Cụ thể, khu vực châu Á đang phát triển giảm 4%, xuống còn 220 tỷ USD trong cùng thời kỳ, chủ yếu là do mức giảm 16% đầu tư vào khu vực Đông Á. Trung Quốc, một ngoại lệ đáng chú ý, là người quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong nửa đầu năm 2018, thu hút hơn 70 tỷ USD.

Theo UNCTAD, Mỹ Latinh và vùng Caribê giảm 6% trong các khoản đầu tư. UNCTAD cũng lưu ý rằng, Ai Cập vẫn là quốc gia nhận đầu tư nước ngoài lớn nhất khu vực châu Phi, tăng gần 1/4 so với nửa đầu năm 2017.

Ở khu vực Tây Phi, dữ liệu của UNCTAD cho thấy sự sụt giảm 17% trong đầu tư vào nửa đầu năm nay, từ mức 5,2 tỷ USD xuống còn 4,3 tỷ USD. Điều này một phần được cho là do "môi trường kinh tế toàn cầu biến động", giá cả hàng hóa…

Tuy nhiên, UNCTAD chỉ ra một khoảng cách đáng kể trong việc đầu tư, yếu tố cần thiết cho các quốc gia nghèo hơn để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, một danh sách các mục tiêu đầy tham vọng, bao gồm xóa đói giảm nghèo cùng cực và chấm dứt nạn đói trên thế giới.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top