ClockChủ Nhật, 24/03/2019 14:50

Châu Á thống trị nền kinh tế thế giới vào năm 2050

TTH.VN - Trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, bốn nền kinh tế đến từ khu vực châu Á, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ sẽ dẫn đầu toàn cầu vào năm 2050, báo cáo “Tầm nhìn dài hạn: Trật tự kinh tế thế giới thay đổi thế nào năm 2050” của PwC cho hay.

Châu Á chống tin giả mùa bầu cửNhiều quốc gia châu Á bị côn trùng gây hại trong nông nghiệpNgười châu Á và niềm yêu thích với phương tiện truyền thông xã hộiSeoul – Đà Nẵng là tuyến bay hot nhất ở châu Á – Thái Bình DươngSingapore dẫn đầu châu Á về chất lượng cuộc sống

Xét về từng quốc gia, sức mạnh kinh tế toàn cầu vẫn duy trì tại hai nước là Trung Quốc và Ấn Độ. Ảnh: International Business Tribune

Những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến những thay đổi bước đầu trong sức mạnh kinh tế toàn cầu đối với nhiều thị trường mới nổi. Có thể nói các nền kinh tế mới nổi có tiềm năng tăng trưởng mạnh hơn các nền kinh tế tiên tiến hiện nay.

Kết quả phân tích chỉ ra rằng, nền kinh tế thế giới có thể tăng gấp đôi quy mô vào năm 2050, vượt xa tốc độ tăng trưởng dân số nhờ vào việc cải thiện năng suất dựa vào sự hỗ trợ của công nghệ. Báo cáo của PwC nhấn mạnh vào năm 2050, trên cơ sở sức mua tương đương (PPP), các nền kinh tế mới nổi như Indonesia sẽ tăng trưởng cao hơn Anh và Pháp, đồng thời Pakistan có thể sẽ vượt qua Italy và Canada. Về khía cạnh tăng trưởng, Việt Nam, Ấn Độ và Bangladesh sẽ là những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong một khoảng thời gian dài đến năm 2050.

Nhìn chung, tăng trưởng của các thị trường mới nổi (E7) sẽ cao hơn các nền kinh tế phát triển (G7).

Trong hai thập kỷ trước, các nước E7 chỉ chiếm 35% kích thước của các nền kinh tế phát triển G7 khi so sánh về sức mua tương đương. 25 năm sau, các nền kinh tế mới nổi này đã vượt qua các nước G7. Dự kiến trong 25 năm tới, tức năm 2040, các thị trường mới nổi E7 sẽ gấp đôi các nền kinh tế G7, chứng minh rõ ràng cho sự chuyển đổi đáng chú ý về sức mạnh kinh tế toàn cầu.

Xét về từng quốc gia, sức mạnh kinh tế toàn cầu vẫn duy trì tại hai nước là Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó Trung Quốc đã trở thành quốc gia đứng đầu về PPP và dự kiến sẽ tiếp tục giữ vững vị trí đầu tiên đến năm 2050 với tổng sản phẩm quốc nội quy đổi theo sức mua tương đương (PPP) vào khoảng 58.499 tỷ USD. Theo sau là Ấn Độ, quốc gia này sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Với tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ và tốc độ tăng trưởng cao, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ vượt quá Mỹ vào năm 2050 với mức GDP dự kiến ở mức 44.128 tỷ USD.  Mỹ tụt xuống vị trí thứ ba với GDP vào khoảng 34.102 tỷ USD.

Indonesia sẽ nhanh chóng phát triển và góp tên mình vào danh sách top 4 với mức GDP quy đổi theo PPP đạt 10.502 tỷ USD.

Đan Lê (Lược dịch từ ANN News)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Return to top