ClockThứ Hai, 08/07/2019 14:50

Đức: Xuất khẩu phục hồi vượt kỳ vọng trong tháng 5/2019

TTH.VN - Mặc dù chưa thể phục hồi hoàn toàn sau sự sụt giảm nghiêm trọng hồi tháng 4/2019 nhưng xuất khẩu của Đức đã tăng mạnh hơn dự kiến ​​vào tháng 5, dữ liệu từ Cục Thống kê Liên bang Đức công bố hôm nay (8/7) cho thấy, trong bối cảnh các xung đột thương mại có thể tác động và làm suy yếu nền kinh tế lớn nhất châu Âu này trong quý II.

Đức: Xuất khẩu giảm nhiều nhất kể từ năm 2015Đức: Xuất khẩu tăng mạnh nhất trong hơn 6 năm quaXuất khẩu của Đức sang Iran tăng cao sau khi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt

Các container tại một bến bốc hàng tại cảng Hamburg, Đức. Ảnh: Reuters

Cụ thể, lượng xuất khẩu của nước này đã tăng 1,1% trong tháng 5, vượt qua dự báo chỉ tăng 0,5% trong một cuộc thăm dò trước đó. Trong tháng 4, các chuyến hàng xuất đi nước ngoài của Đức đã giảm đến 3,4%. Trong khi đó, nhập khẩu giảm 0,5% trong tháng 5, dẫn đến kết quả cuối cùng là sự gia tăng trong cán cân thương mại lên 18,7 tỷ euro (20,99 tỷ USD) từ mức 16,9 tỷ của một tháng trước đó.

Thực tế, các dữ liệu gần đây khác đang vẽ nên một bức tranh ảm đạm của ngành công nghiệp Đức, với sự suy giảm các đơn đặt hàng kỹ thuật và các hợp đồng sản xuất. Một nguồn dữ kiệu khác của Văn phòng Thống kê cho thấy sản lượng công nghiệp của nước này tăng 0,3% trong tháng 5, thấp hơn mức dự báo 0,4%. Một tháng trước đó, sản lượng giảm 2,0%.

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Andrew Kenningham, sự gia tăng sản lượng công nghiệp trong tháng 5 không phải là tín hiệu cho việc kết thúc các vấn đề đối với các nhà sản xuất Đức mà ngược lại, như gần có vẻ chắc chắn rằng sản xuất công nghiệp của nước này đã giảm trong quý II/2019, góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP trong nước.

Theo các số liệu công bố hồi cuối tuần trước, các đơn đặt hàng công nghiệp của Đức đã giảm 2,2% trong tháng 5, cao hơn so với dự kiến. Ngân hàng trung ương Đức Bundesbank cho rằng, mặc dù nền kinh tế nước này đã tăng trưởng trở lại trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, với mức tăng 0,4%, nhưng  dự kiến ​​sẽ có sự suy giảm nhẹ trong quý II.

Trong một dấu hiệu cho thấy sự suy thoái kinh tế đang bắt đầu gay gắt, một cuộc khảo sát của viện Ifo cho thấy các nhà sản xuất Đức hy vọng sẽ sử dụng nhiều chương trình giờ làm việc ngắn hơn (gọi là Kurzarbeit), nhằm tránh tình trạng sa thải hàng loạt.

Xung đột thương mại, nước Anh dự kiến ​​rời khỏi EU và triển vọng kinh tế toàn cầu đang gây ra những tác động đáng lo ngại cho nền kinh tế Đức – quốc gia vốn phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng trong nhiều năm qua.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)  

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

TIN MỚI

Return to top