ClockChủ Nhật, 19/03/2017 07:03

Sử dụng tài nguyên thông minh hơn có thể làm lợi 2.000 tỷ USD cho nền kinh tế năm 2050

TTH.VN - Liên Hiệp quốc (LHQ) phát hiện ra rằng, việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông minh và hiệu quả hơn hiện tại có thể làm lợi đến 2.000 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu năm 2050, đồng thời bù đắp chi phí cho các hoạt động chống biến đổi khí hậu đầy tham vọng.

Năng lượng địa nhiệt được chuyển đổi thành điện năng và được sử dụng làm nóng nhà kính Gourmet Mokai ở New Zealand để trồng cà chua và ớt. Ảnh: Evan Schneider.

Ông Erik Solheim, người đứng đầu Chương trình Môi trường của LHQ(UNEP), trích dẫn các nghiên cứu mới từ Ủy ban Tài nguyên Quốc tế, gọi đó là "một môi trường có lợi cho cả đôi bên".

Dự kiến ​​đến năm 2050, dân số thế giới tăng 28%, và ​​sẽ sử dụng 71% tài nguyên trên đầu người. Nếu không có các bước khẩn cấp để tăng hiệu suất, việc sử dụng kim loại, sinh khối, khoáng chất và các vật liệu khác trên toàn cầu sẽ tăng từ 85 lên 186 tỷ tấn/năm vào năm 2050.

Báo cáo "Hiệu quả Tài nguyên: Các tiềm năng và tác động kinh tế", được đưa ra vào năm 2015 cho thấy, mặc dù đầu tư vào các hoạt động về khí hậu đầy tham vọng sẽ làm giảm 3,7% tổng sản phẩm thế giới tính trên đầu người vào năm 2050, nhưng việc sử dụng vật liệu và năng lượng bền vững hơn sẽ không chỉ bù đặp được chi phí để kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C mà còn làm tăng thêm 2.000 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2050.

Ông Solheim nhấn mạnh: "Bằng cách tận dụng tốt hơn các quà tặng tự nhiên của trái đất, chúng ta sẽ bơm thêm tiền vào nền kinh tế để tạo ra công ăn việc làm và cải thiện sinh kế. Cùng lúc đó, chúng ta sẽ tạo ra những khoản tiền cần thiết để tài trợ cho các hoạt động khí hậu đầy tham vọng".

Một ví dụ điển hình có thể kể đến như, từ năm 2005 đến năm 2010, một chương trình tại Vương quốc Anh đã tái chế và tái sử dụng tới 7 triệu tấn rác chôn lấp. Động thái này đã kiếm chế được 6 triệu tấn khí thải carbon dioxide, tiết kiệm gần 10 triệu tấn nguyên liệu nguyên chất và 10 triệu tấn nước. Nó cũng làm tăng doanh số bán hàng 176 triệu bảng, giảm chi phí kinh doanh 156 triệu bảng và tạo ra 8.700 việc làm.

Ngoài các lợi ích kinh tế, phân tích cho thấy sử dụng tài nguyên hiệu quả và có hành động về khí hậu sẽ làm giảm việc sử dụng tài nguyên toàn cầu khoảng 28% vào năm 2050 so với xu hướng hiện nay.

Đối với các quốc gia G7, hiệu suất sử dụng tài nguyên, cùng với các hành động đầy tham vọng về khí hậu, sẽ làm tăng tổng sản phẩm quốc nội lên 600 tỷ USD vào năm 2050 (600 USD/người, tương đương 1%).

Tố Quyên (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

TIN MỚI

Return to top