ClockThứ Ba, 28/05/2019 14:21

Tăng trưởng của châu Á mới nổi sẽ tiếp tục yếu hơn trong năm nay

TTH.VN - Tờ Philstar ngày hôm nay (28/5) dẫn nguồn tin từ Hãng nghiên cứu Capital Economics cho hay, tăng trưởng ở khu vực châu Á mới nổi được dự kiến ​​sẽ tiếp tục yếu trong phần còn lại của năm nay, trong bối cảnh chính sách tài khóa và tiền tệ lỏng lẻo hơn khó có thể bù đắp cho những trở ngại do nhu cầu toàn cầu yếu hơn.

Châu Á thống trị nền kinh tế thế giới vào năm 2050Châu Á sẽ thống trị danh sách các nền kinh tế tăng trưởng 7% những năm 2020Tăng trưởng kinh tế châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong 18 năm

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Financial Tribune

Trong đó, cơ quan nghiên cứu có trụ sở tại thủ đô London của Anh lưu ý, hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đều báo cáo tốc độ tăng trưởng của quý đầu tiên chậm hơn, với sự giảm tốc mạnh nhất được ghi nhận ở Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines.

Sự chậm lại trong tăng trưởng trên toàn khu vực chủ yếu là do sự sụt giảm trong hoạt động xuất khẩu và nhu cầu trong nước chậm hơn. Tại Philippines, sự suy giảm trong quý đầu tiên chủ yếu là do chi tiêu của Chính phủ giảm.

“Chúng tôi cho rằng, sự phục hồi trong tăng trưởng sẽ khó xảy ra trong những quý tới. Về mặt tích cực, chính sách tài khóa sẽ tiếp tục hỗ trợ ở hầu hết khu vực. Philippines, Thái Lan và Đài Loan đều có những dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng, trong khi Singapore và Hàn Quốc có kế hoạch mở rộng ngân sách cho năm tới”, Capital Economics nói thêm.

Bên cạnh đó, các nhà quản lý kinh tế cũng đặt ra kế hoạch đối với chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và các chương trình của Chính phủ nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

“Tuy nhiên, dự báo của chúng tôi là tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm hơn nữa, sẽ đặt gánh nặng lên xuất khẩu. Nhu cầu đối với các sản phẩm điện tử sụt giảm, nguyên nhân là do sự thay đổi trong chu kỳ hàng tồn kho, điều này cũng sẽ kéo theo tăng trưởng. Ngoài ra, sự leo thang hơn nữa của căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ đóng vai trò như một cơn gió ngược", Capital Economics nhấn mạnh.

Mặc dù dự báo ​​tăng trưởng trong khu vực sẽ bị yếu đi trong thời gian còn lại của năm nay, Capital Economics vẫn kỳ vọng Philippines sẽ làm tốt hơn một số quốc gia khác trong khu vực.

“Nhìn chung, chúng tôi dự kiến tăng trưởng sẽ tiếp tục yếu đi trong những quý tới, trong đó sẽ có sụt giảm mạnh trong năm 2019 tại Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và Thái Lan”, theo Hãng nghiên cứu Capital Economics.

Lê Thảo (Lược dịch từ Philstar)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top