ClockThứ Tư, 05/09/2018 15:25

Tăng trưởng xanh đóng góp 26 nghìn tỷ USD cho kinh tế thế giới vào năm 2030

TTH.VN - Theo kết quả của một nghiên cứu mới nhất vừa được công bố ngày 5/9 cho thấy, những hành động khẩn trương chống lại biến đổi khí hậu có thể đóng góp vào nền kinh tế thế giới một khoản ngân sách trị giá 26 nghìn tỷ USD vào 2030.

Chú trọng chiến lược tăng trưởng xanhHợp tác thúc đẩy thị trường trái phiếu xanh châu ÁVai trò của công nghệ trong tăng trưởng xanh ở khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộngCanada, Brunei mở rộng hợp tác về ICT và nền kinh tế xanhASEAN cần tăng đầu tư xanh lên 400% để chống lại rủi ro môi trường

Ảnh minh họa: Daily Read List

Cụ thể, Ủy ban toàn cầu về kinh tế và khí hậu (GCEC) với sự tham gia của cựu các nhà lãnh đạo cấp cao, các nhà lãnh đạo kinh doanh và các nhà kinh tế khẳng định tăng trưởng xanh là động lực chưa từng có giúp thế giới ngày càng hướng đến tương lai xanh, cùng lúc thúc đẩy cơ hội việc làm và phát triển nền kinh tế các nước.

Một khi chuỗi các hoạt động tăng trưởng xanh được triển khai có hiệu quả, dự kiến từ nay đến năm 2030, thế giới sẽ có thêm 26 nghìn tỷ USD lợi nhuận ròng, cao hơn nhiều so với khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong thời điểm hiện tại.

Nghiên cứu chỉ rõ, đầu tư thông minh hơn vào năng lượng sạch, phát triển thành phố, thực phẩm sạch, vấn đề sử dụng đất, nước và công nghiệp có thể tạo nên 65 triệu việc làm mới vào năm 2030. Đạt được mục tiêu này, thế giới sẽ có một lực lượng lao động dồi dào, tương đương với tổng số lượng lao động của Ai Cập và Anh cộng lại.

Thêm vào đó, chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch như năng lượng gió và năng lượng mặt trời cũng hỗ trợ giảm thiểu 700.000 ca tử vong sớm do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí vào năm 2030.

Nhằm đảm bảo tối đa chất lượng sức khỏe của người dân trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu kêu gọi tăng mức giá khí thải Carbon dioxit lên thành 40 – 80USD/tấn vào năm 2020. Với các chính sách đúng đắn về cải cách trợ cấp cho ngành năng lượng, cùng với giá Carbon dioxit cao hơn, doanh thu của các nước trên thế giới vào năm 2030 dự kiến sẽ tăng thêm 2,8 nghìn tỷ USD.

Phát biểu trước báo giới, Cựu Tổng thống Mexico Felipe Calderon, Chủ tịch danh dự của GCEC nhấn mạnh: “Đây chính là bản tuyên ngôn cho cách chúng ta có thể biến tương lai thế giới với đà tăng trưởng tốt hơn và khí hậu tốt hơn thành hiện thực".

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Return to top