ClockChủ Nhật, 26/08/2018 17:41

Thách thức đối với năng lượng tái tạo ở ASEAN

TTH.VN - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng nhằm đảm bảo 23% năng lượng sơ cấp của khu vực từ các nguồn năng lượng tái tạo đến năm 2025, trong bối cảnh nhu cầu năng lượng trong khu vực được dự báo ​​tăng 50%.

ASEAN cần khẩn trương có chính sách giao thông bền vữngCuộc đua về tốc độ Internet trong ASEANLiên Hiệp quốc hỗ trợ xây dựng môi trường kinh doanh công bằng ở ASEANBáo giới ASEAN kêu gọi chống tin giảĐẩy mạnh ngành công nghiệp du lịch trong ASEANSố hoá chuỗi cung ứng khu vực ASEANASEAN đứng trước một tương lai đầy hứa hẹnCanada tuyên bố gia nhập Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tếViệt Nam sản xuất năng lượng tái tạo lớn thứ 4 châu ÁHơn 100 thành phố hiện được cung cấp ít nhất 70% năng lượng tái tạo

Các tuabin gió trên vịnh Bangui ở tỉnh Ilocos Norte, phía bắc Philippines, cung cấp điện cho 40% tỉnh Ilocos Norte và là nguồn năng lượng sạch đầu tiên được giới thiệu ở Philippines. Ảnh: AFP

Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo quốc tế (IRENA), mục tiêu này yêu cầu “sự gia tăng gấp 2,5 lần của năng lượng tái tạo hiện đại so với năm 2014”.

Với chi phí sản xuất năng lượng tái tạo giảm nhanh chóng nhờ các phương pháp như điện gió và mặt trời, khu vực Đông Nam Á đứng trước cơ hội vàng để đáp ứng nhu cầu điện năng to lớn một cách hiệu quả về chi phí và bền vững.

Báo cáo Triển vọng Năng lượng Đông Nam Á mới nhất cho rằng, thông qua điều này, các ngành sản xuất địa phương cũng sẽ có khả năng phát triển. Chẳng hạn như, Malaysia hiện trở thành nhà sản xuất pin quang điện mặt trời lớn thứ 3 thế giới; trong khi hoạt động đầu tư vào ngành sản xuất năng lượng mặt trời của Thái Lan đang thúc đẩy sản lượng điện mặt trời cho thị trường toàn cầu. Bằng cách triển khai nhiều năng lượng tái tạo hơn trong khu vực, nền kinh tế của các quốc gia này có thể được mở rộng hơn nữa.

Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng gia tăng và động lực cung-cầu thay đổi đang tạo ra những thách thức mới và khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách ở khu vực Đông Nam Á. Bất chấp những cơ hội hiện có được tạo ra nhờ các chính sách thích hợp, một số thách thức đòi hỏi một cách tiếp cận trên toàn khu vực.

Những thách thức chính

Việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo trong khu vực cần nhiều chi phí để thực hiện đối với hầu hết các quốc gia ASEAN. Trong một báo cáo do Trung tâm nghiên cứu Habibie xuất bản, việc tiếp cận tài chính được coi là yếu tố quan trọng nhất để phát triển các dự án năng lượng tái tạo. Hiện nay vẫn tồn tại sự thiếu kinh nghiệm và chuyên môn trong việc đánh giá rủi ro đầu tư năng lượng tái tạo ở một số quốc gia thành viên ASEAN, nhất là ở Malaysia, Indonesia và Việt Nam.

"Thiếu hỗ trợ tài chính và các kênh, bao gồm cả sự sẵn có của hỗ trợ tài chính công, khiến ngành năng lượng tái tạo trở thành một lĩnh vực tương đối kém hấp dẫn để đầu tư", báo cáo trên kết luận.

Tiếp đó, điều kiện địa lý và kỹ thuật là một trong số những thách thức mà các nhà phát triển dự án năng lượng tái tạo trong khu vực Đông Nam Á phải đối mặt. Tình trạng thiếu chính sách để quy định việc sử dụng đất hợp lý và tác động môi trường là mối lo ngại ngày càng tăng khi các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn được thực hiện trong khu vực.

Cụ thể, đối với Indonesia và Philippines, là thách thức về năng lực cơ sở hạ tầng hạn chế, cản trở việc triển khai năng lượng tái tạo hiệu quả, liên quan đến truyền tải điện. Điều này là do điều kiện địa lý của cả 2 quốc gia là quần đảo, dẫn đến các lưới điện bị phân cách.

Bên cạnh đó, thiếu khung pháp lý cũng là một rào cản lớn khác trong việc giới thiệu và phát triển các dự án năng lượng tái tạo. Ví dụ, Brunei không có khung chính sách cụ thể để quy định việc phát triển năng lượng tái tạo, nhưng quốc gia này đang nghiên cứu khả năng xây dựng chính sách.

Một ví dụ khác là việc thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ và khu vực tư nhân như trường hợp ở Lào, điều này dẫn đến trở ngại trong việc thực hiện các ưu tiên và chính sách năng lượng tái tạo của đất nước.

Ngoài ra, sự thiếu nhận thức và hỗ trợ cộng đồng cũng nằm trong những thách thức mà các quốc gia thành viên ASEAN phải đối mặt khi phát triển ngành năng lượng tái tạo trong khu vực. Điều này có thể là do sự thiếu nhận thức về lợi ích tiềm năng của năng lượng tái tạo đối với bảo tồn môi trường cho một tương lai sạch và xanh hơn.

"Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo mang lại lợi ích môi trường, kinh tế và xã hội rộng lớn, bao gồm tạo việc làm, giảm ô nhiễm không khí và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu", Tổng giám đốc IRENA, ông Adnan Amin cho biết.

Đồng thời, ông Adnan Amin cũng nhấn mạnh: "Các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phát triển khác nên ưu tiên đầu tư vào năng lượng sạch, đáng tin cậy và giá cả phải chăng, như một trụ cột trong việc phát triển trên toàn khu vực".

Như vậy, sự hợp tác ngay lập tức giữa khu vực công và tư là cần thiết để vượt qua và đáp ứng các thách thức. Việc hợp tác trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế sẽ giúp hạn chế nhận thức rủi ro có thể cản trở dòng đầu tư năng lượng tái tạo và đảm bảo tiến độ để đạt được các mục tiêu năng lượng của khu vực.

Lê Thảo (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

TIN MỚI

Return to top