ClockThứ Tư, 25/04/2018 15:43
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32:

Thương mại dẫn đầu chương trình nghị sự

TTH.VN - Các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang nhóm họp tại Singapore trong một hội nghị cấp cao được tổ chức 2 lần/năm và các cuộc họp liên quan bắt đầu vào ngày hôm nay (25/4).

ASEAN hướng đến thực hiện tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp QuốcSingapore tiếp nhận chức Chủ tịch ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 31 ở PhilippinesHướng đi giúp ASEAN không ngừng hội nhập và phát triểnÚc tăng cường hợp tác với 10 nước ASEAN để thúc đẩy thương mại sốASEAN và Úc cam kết thúc đẩy tự do hóa thương mạiTác động của nhân khẩu học đến phát triển thương mại điện tử ASEANĐã đến lúc EU và ASEAN tăng cường hội nhậpASEAN thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới bằng khuôn khổ mớiĐẩy mạnh thương mại là vấn đề hàng đầu

Căng thẳng thương mại với Mỹ sẽ làm ảnh hưởng đến xuất khẩu, vốn nắm giữ vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thành viên ASEAN. Ảnh: Nikkei

Xuất khẩu bị ảnh hưởng

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32 với chủ đề “Xây dựng một ASEAN tự cường và sáng tạo” diễn ra từ ngày 25-28/4, trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, đe dọa tốc độ tăng trưởng của một khu vực phụ thuộc vào xuất khẩu.

Các cuộc họp cũng sẽ tập trung vào việc hình thành một phản ứng thống nhất của 10 quốc gia thành viên đối với các tranh chấp trên Biển Đông, đồng thời giải quyết cuộc khủng hoảng Rohingya ở Myanmar.

Tuy nhiên, trọng tâm chính của các cuộc họp kéo dài 4 ngày sẽ là thương mại và chủ nghĩa bảo hộ, sau khi Mỹ gần đây áp thuế nhập khẩu đối với một loạt các loại hàng hóa và nguyên liệu, làm tác động đến các nhà xuất khẩu châu Á.

Đáng chú ý, nhiều quốc gia ASEAN dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng và thậm chí để tồn tại. Xuất khẩu chiếm khoảng 58% tổng sản phẩm quốc nội của ASEAN trong năm 2016, theo số liệu mới nhất từ ​​Ban Thư ký ASEAN. Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu hàng hoá hàng đầu, chiếm lần lượt 12,5% và 11,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Selena Ling, một chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng OCBC cho hay: “Những căng thẳng thương mại rõ ràng đặt ra rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế".

Bên cạnh đó, bà Sanchita Basu Das, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore nhận định, mặc dù việc tăng thuế của Mỹ nhắm vào Trung Quốc, các ngành công nghiệp châu Á như ô tô và điện tử cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng. "Mặc dù việc tăng thuế quan do Mỹ công bố nhắm vào Trung Quốc, chúng sẽ ảnh hưởng đến các công ty ASEAN, bởi họ cung cấp đầu vào hoặc hàng hóa trung gian cho các sản phẩm cuối cùng được lắp ráp tại Trung Quốc", bà Sanchita nói thêm.

Thương mại tự do

Trong một động thái liên quan, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây cũng nhắc lại tầm quan trọng của thương mại tự do. "Nếu một cuộc chiến thương mại xảy ra, nó sẽ làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương, vốn đang củng cố sự thịnh vượng toàn cầu. Các quốc gia lớn và nhỏ sẽ bị ảnh hưởng", ông Lý Hiển Long nhấn mạnh trong chuyến công du Trung Quốc hồi đầu tháng này. 

Ngoài ra, ASEAN cũng có thể nắm bắt cơ hội để thảo luận về các khuôn khổ thương mại tự do đa phương tiềm năng. Hồi tháng 3 vừa qua, 4 trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN, gồm Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), còn được gọi là TPP11, cùng 7 quốc gia khác. Thái Lan được cho là có quan tâm đến việc gia nhập hiệp định này vào cuối năm nay.

Tiếp đó, Singapore cũng muốn thúc đẩy các cuộc thảo luận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một khuôn khổ thương mại tự do bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

ASEAN đặt mục tiêu ký kết RCEP trong năm nay, nhưng vẫn chưa giải quyết được những kỳ vọng khác nhau trong nhóm. Chẳng hạn như, Australia tìm kiếm các tiêu chuẩn cao đối với hàng hóa và các dịch vụ của mình, trong khi Ấn Độ và những quốc gia khác lại thận trọng trong việc mở cửa nền kinh tế của họ.

Bà Sanchita của Viện ISEAS cho rằng, việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tăng cường thương mại trong khu vực sẽ là một lĩnh vực trong các cuộc thảo luận, đặc biệt trong hợp tác chính sách xung quanh thương mại điện tử, cũng như thúc đẩy thủ tục hải quan nhanh hơn.

Sáng 25/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân lên đường thăm chính thức Singapore và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32, đánh dấu chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Singapore của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng Chính phủ.

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN hướng đến tăng cường thương mại và đầu tư ngoài khối

Tờ Asia News Network ngày 26/9 cho hay, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Lào, ông Malaythong Kommasith đang kỳ vọng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua hợp tác kinh tế mới.

ASEAN hướng đến tăng cường thương mại và đầu tư ngoài khối
Lo ngại thời tiết, doanh nghiệp tự nguyện dừng trưng bày sản phẩm tại Hội chợ thương mại Festival 2024

Theo Ban Tổ chức Hội chợ thương mại Festival 2024 (Hội chợ), để đảm bảo an toàn trước diễn biến phức tạp của mưa bão, nhiều doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) và các gian hàng của các Trung tâm Xúc tiến thương mại, Đầu tư và Du lịch/Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại các tỉnh đã tự nguyện kết thúc trưng bày sản phẩm tại Hội chợ trước thời gian dự kiến

Lo ngại thời tiết, doanh nghiệp tự nguyện dừng trưng bày sản phẩm tại Hội chợ thương mại Festival 2024

TIN MỚI

Return to top