ClockThứ Hai, 21/08/2017 14:17

Trái Đất đang có dấu hiệu nóng dần lên vào cuối thế kỷ 21

TTH.VN - Hãng thông tấn CNN News đưa tin, theo dự đoán, vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ toàn cầu có khả năng tăng thêm 2 độ C (tương đương với 3,6 độ F).

Mỹ và các nước G7 khó có thể thu hẹp khác biệt về vấn đề khí hậuLHQ cảnh báo nguy cơ gia tăng tình trạng tử vong do nắng nóngLHQ: Vùng Caribbean cần tăng cường nỗ lực để ứng phó hạn hán

Đây là kết luận mang tính báo động đến từ hai nghiên cứu khác nhau, của hai tác giả Adrian Raftery và Thorsten Mauritsen, được đăng ở Tạp chí Nature Climate Change.

Trái Đất đang có dấu hiệu nóng dần lên vào cuối thế kỷ 20. Ảnh: newtechco.net

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Adrian Raftery sử dụng hình thức phân tích và thống kê, từ đó chứng minh rằng: Khả năng nhiệt độ Trái Đất tăng lên 2 độ C là 95%, trong khi 1% khác cho thấy Trái Đất chỉ tăng cao nhất là 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này. Mặt khác, nhà nghiên cứu Thorsten Mauritsen đã phân tích lịch sử của quá trình thải khí nhà kính, cũng như tác động của hành động con người đốt nhiên liệu hóa thạch và ra kết luận: Ngay cả khi con người dừng đốt nhiên liệu hóa thạch từ bây giờ, thì nhiệt độ Trái Đất vẫn sẽ tăng lên 2 độ C vào năm 2100. Trong trường hợp mức khí thải ngày càng nhiều và kéo dài trong 15 năm tiếp theo hoặc lâu hơn, khả năng cao nhiệt độ Trái Đất có thể tăng đến 3 độ C.

Vì sao lại là 2 độ C?

Đây là mức nhiệt độ thiết lập theo hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, được thống báo vào năm 2016. 2 độ C (tương ứng với 3 độ F), là ngưỡng nhiệt độ an toàn, được đưa ra bởi giáo sư kinh tế tại Đại học Yale- William Nordhaus vào năm 1997. Theo ông, hành động đốt nhiên liệu hóa thạch dần trở nên phổ biến trong các cuộc cách mạng công nghiệp, diễn ra vào cuối những năm 1800. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng Trái Đất nóng lên. Trong trường hợp ngưỡng nhiệt chuẩn bị phá vỡ,  cuộc sống của con người sẽ hoàn toàn bị tác động. Cụ thể là sự lớn dần lên của biển do băng tan, tuyệt chủng hàng loạt, siêu hạn hán và bão lớn xảy ra liên tục, tăng khả năng cháy rừng, mùa màng bị phá hủy và thiếu nước ngọt trầm trọng.

Đương nhiên, sức khỏe con người cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Theo Hiệp hội Y khoa về Khí hậu và Y tế, nhiệt độ tăng và sự thay đổi thời tiết sẽ làm giảm chất lượng không khí, thức ăn và làm nhiễm bẩn nguồn nước, gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng do muỗi và ve, cũng như ảnh hưởng lớn đến tâm lý con người.

Hiện nay, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính có khoảng 12,6 nghìn người đã thiệt mạng do ô nhiễm môi trường, thời tiết khắc nghiệt và các bệnh do thay đổi khí hậu.  Tổ chức này dự đoán, trong vòng 20 năm kể từ năm 2030 đến năm 2050, sẽ có thêm khoảng 250.000 người thiệt mạng nếu phải hứng chịu thêm nhiều hậu quả của vấn nạn này.

Nguyên nhân chính là gì?

Sau những giả thuyết cho rằng bùng nổ dân số và các hoạt động của con người là hai nguyên nhân chính, sai lầm của nhiều nhà nghiên cứu đã được chỉ ra ở kết quả cuối cùng: Không phải dân số, lượng Cacbon thải ra môi trường mới là “thủ phạm” chính trong vấn đề này. Nhiều phát hiện khác cho rằng, để nhiệt độ trái đất giảm xuống thấp hơn 1,5 độ C, thì lượng cacbon thải ra phải giảm với một tần suất tương ứng nhanh hơn.

Giải pháp ngăn chăn

Chỉ có hai con đường để phòng tránh cũng như giảm thiểm tối đa tác hại của thiên tai: nỗ lực thực hiện các chế tài về kinh tế để giảm thiểu tối đa lượng khí thải nhà kính, cùng lúc đó phải tập trung đầu tư cho các nghiên cứu phát triển giải pháp cho tương lai.

Đan Lê ( Lược dịch từ CNN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trái đất vừa ghi nhận tháng 7 nóng nhất lịch sử

Hãng thông tấn AFP ngày hôm nay (13/8) trích dẫn báo cáo từ Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho hay, tháng 7 vừa qua là tháng 7 nóng nhất trong lịch sử, trở thành tháng thứ 14 liên tiếp phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ.

Trái đất vừa ghi nhận tháng 7 nóng nhất lịch sử
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Kỷ lục nhiệt bị phá vỡ trên toàn cầu khi Trái đất nóng lên nhanh chóng

Sự gia tăng đột biến về nhiệt độ xảy ra khi các nhà dự báo cảnh báo rằng, Trái đất có thể đang bước vào thời kỳ ấm áp đặc biệt kéo dài nhiều năm, do hai yếu tố chính là: phát thải khí giữ nhiệt tiếp diễn, chủ yếu do việc đốt dầu, khí và than đá; và sự xuất hiện trở lại của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino.

Kỷ lục nhiệt bị phá vỡ trên toàn cầu khi Trái đất nóng lên nhanh chóng
Return to top