ClockThứ Tư, 09/08/2017 15:07

Trứng nhiễm độc Fipronil được nhập khẩu tràn lan vào thị trường châu Âu

TTH.VN - Trong một phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Đức vào ngày 8/8 cho biết, việc xuất khẩu hàng triệu quả trứng bị nhiễm thuốc trừ sâu được xem là “một tội ác”.

Nhiều nước châu Á hạn chế nhập gà của MỹNhật Bản tiêu huỷ hơn 330.000 gà vịt để phòng chống cúm gia cầm

Các nhà bán lẻ ở một số nước châu Âu đã phải bỏ đi hàng triệu quả trứng được bày bán trên các kệ hàng trong siêu thị vì lo ngại chúng bị nhiễm độc trừ sâu Fipronil. Có hàng triệu con gà mái ở các trang trại Hà Lan cần được đem đi tiêu hủy trong thời gian sớm nhất.

Trứng gà được bày bán ở các siêu thị tại Bad Honnef (Đức) . Ảnh: CNA News

Mặc dù Bỉ đã sớm xác minh được một vài trường hợp gia cầm nhiễm Fipronil, nhưng phải đến một tháng sau đó, tức là cuối tháng 7/2017, thông tin này mới đến được với Ủy ban châu Âu (EC). Thông tin của EC hồi cuối tuần trước cho thấy, các lô trứng có thể bị nhiễm độc từ Hà Lan và Đức đã được chuyển đến Thụy Điển, Thụy Sĩ, Pháp và Anh nên tình hình ngày càng khó kiểm soát.

Theo thông tin có được từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Fipronil là là một loại hoạt chất thuốc BVTV thuộc nhóm độc II, tuy độc tính không mạnh nhưng nếu sử dụng với liều lượng lớn, nhiều khả năng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết
WHO và các ngân hàng phát triển đa phương khởi động nền tảng tài trợ y tế mới

Nền tảng đầu tư tác động y tế mới, một quan hệ đối tác mang tính bước ngoặt giữa các ngân hàng phát triển đa phương, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ giải quyết nhu cầu cấp thiết về các nỗ lực phối hợp nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu ở những cộng đồng dễ bị tổn thương và chưa được phục vụ đầy đủ, qua đó giúp xây dựng khả năng phục hồi nhanh trước các mối đe dọa.

WHO và các ngân hàng phát triển đa phương khởi động nền tảng tài trợ y tế mới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top