Ở những quốc gia này, tỷ lệ sinh giảm cũng tương đương với việc tỷ trọng dân số ở độ tuổi lao động giảm. Mặt khác, tại Philippines – quốc gia có tỷ lệ sinh cao, lực lượng lao động ngày càng tăng, nhưng tình hình phân chia nhân khẩu học vẫn còn rất khó nắm bắt... Đây là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho sự khác biệt lớn trong lĩnh vực xã hội học của từng khu vực và từng quốc gia.
Châu Á và những thách thức về nhân khẩu học đang còn tồn tại. Ảnh: CNA
Mặc dù tồn tại sự khác biệt này, nhưng việc phát triển hai giải pháp cho các vấn đề nhân khẩu học vẫn được kỳ vọng là sẽ tạo nên bước ngoặt đáng kể cho sự phát triển của xã hội châu Á.
Mở rộng nhập cư
Đầu tiên, đối với các quốc gia có lực lượng lao động đang ngày càng bị thu hẹp như Nhật Bản và Singapore, mở rộng quản lý nhập cư bất chấp sự khác biệt trong chính sách được xem là biện pháp tốt nhất để đem lại những kết quả khả quan. Việc thu nhận dòng lao động trẻ tuổi từ nước ngoài nhiều khả năng có thể xoa dịu hệ thống hưu trí căng thẳng, cùng lúc giảm bớt gánh nặng của các chi phí tài chính sử dụng để chăm sóc, đáp ứng nhu cầu của nhóm người cao tuổi đang ngày càng leo thang.
Ngoài ra, các nước châu Á cũng cần mở rộng phạm vi và lợi ích của các hệ thống bảo trợ xã hội, đặc biệt là các chương trình hỗ trợ hưu trí công. Đây là vấn đề cần được tập trung chú ý khắc phục, nhất là đối với các quốc gia có mức độ quản lý, đóng góp và lợi ích phân chia lương hưu không phù hợp, thỏa đáng cho tầng lớp người già, người nghèo như ở Trung Quốc và Thái Lan.
Cải thiện năng suất lao động
Bên cạnh chính sách mở rộng nhập cư, cải thiện năng suất lao động là điều kiện tiên quyết, tối quan trọng cần được chính phủ các quốc gia khẩn trương đề ra phương án thực hiện. Theo đó, các quốc gia châu Á có thể đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế thông qua cải cách công nghệ và thực hiện chính sách đã được các nền kinh tế phát triển sử dụng, đơn cử là việc tận dụng tối đa sự phát triển và hỗ trợ của máy móc, robot...
Thêm vào đó, các kế hoạch nhằm tăng năng suất lao động cũng được xem là phương pháp tốt để tích lũy được nhiều lợi ích khác nhau. Nhờ lối sách này, các quốc gia như Bangladesh, Ấn Độ... có thể đẩy mạnh nâng cao năng suất lao động của người dân, để bù đắp và tiếp tục phát triển ổn định trong bối cảnh tỷ lệ sinh đang ngày càng giảm.
Ngay cả khi dân số già đi nhanh chóng, cải thiện năng suất lao động vẫn đem đến nhiều nguồn lợi hơn so với huy động đầu tư nước ngoài – nguồn quỹ đang suy yếu trong những năm gần đây ở châu Á. Đây là kết quả khả quan dễ nhận thấy được, khi một số quốc gia như Hàn Quốc đã tận dụng doanh thu có được từ công tác đẩy mạnh năng suất lao động, để cải thiện chất lượng y tế, giáo dục nước nhà.
Với những lợi ích kể trên, mở rộng nhập cư kết hợp quản lý tốt, cùng lúc nâng cao năng suất lao động là hai giải phát chính dự kiến mang lại kết quả tốt cho sự phát triển của toàn khu vực.
Hạnh Nhi (Lược dịch từ CNA)