Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bền vững là cách tốt để cứu thế giới. Ảnh minh họa: The ASEAN Post
Do đó, điều cần thiết lúc này là tìm ra một biện pháp hiệu quả để nuôi sống con người thật tốt và bền vững.
Tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 820 triệu người trên toàn thế giới đang chịu cảnh thiếu thốn lương thực, thực phẩm. Cùng lúc, có rất nhiều người khác, thường là trong cùng quốc gia lại tiêu thụ rất nhiều thức ăn không lành mạnh, dẫn đến bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường và nhiều vấn đề khác. Có thể nói, rủi ro sức khỏe gây nên bởi chế độ ăn nghèo nàn hiện đã vượt quá những ảnh hưởng của cả rượu, thuốc lá, quan hệ tình dục không an toàn và lạm dụng thuốc cộng lại.
Về khía cạnh môi trường, sản xuất lương thực, thực phẩm toàn cầu được xem là áp lực lớn nhất của con người đối với tài nguyên hành tinh, với khoảng 40% đất đai và 70% nguồn nước ngọt trên thế giới được dùng trong sản xuất. Ngoài ra, sản xuất lương thực cũng đóng góp đáng kể vào sự gia tăng của khí thải nhà kính (GHG), giảm đa dạng sinh học, cũng như sự xuất hiện của các đại dương chết và nạn phá rừng.
Với mức dân số toàn cầu dự kiến sẽ đạt 10 tỷ người vào năm 2050, thách thức trong việc tạo nên chế độ ăn lành mạnh và bền vững cho thế giới sẽ ngày càng được nhận thức sâu sắc hơn. Đáp ứng thách thức này sẽ đòi hỏi những thay đổi lớn và lâu dài mang tính bền vững.
Cụ thể, trong chế độ ăn “win-win” được đề xuất, khoảng 1/3 lượng calories sẽ được lấy từ các loại ngũ cốc nguyên hạt và củ, protein từ nguồn thực vật, nửa ounce (đơn vị đo) từ thịt đỏ và khoảng 17 ounce trái cây, rau quả sẽ được tiêu thụ mỗi ngày. Đương nhiên, với sự đa dạng của hệ thống thực phẩm trên thế giới, chưa kể đến vai trò của văn hóa và truyền thống trong việc định hình chế độ ăn uống, các thành phần sẽ được thay đổi và điều chỉnh theo thị hiếu của từng địa phương. Tuy nhiên, một khi thế giới áp dụng thực hiện chế độ ăn này, ước tính sẽ có đến 11,6 triệu ca tử vong liên quan đến thực phẩm sẽ được hạn chế mỗi năm.
Tương tự, để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu lâu dài, cần phải có nhiều nguồn lực hơn để hướng tới phát triển nhiều loại cây trồng bổ dưỡng, năng suất cao và có khả năng chống chịu tốt với nhiệt độ, thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh...
Một cách tổng quan, chế độ ăn uống bền vững đòi hỏi thế giới phải cải thiện khả năng quản lý hành tinh của mình. Điều này có nghĩa những hành động triển khai không chỉ để chống phá nạn phá rừng mà còn để trồng lại khu vực đất bị thoái hóa, bảo vệ đa dạng sinh học biển và ngăn chặn sự mở rộng của đất nông nghiệp.
Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)